Giao Thủy là huyện thứ 50 của cả nước và là huyện thứ 5/10 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới. Trước đó, các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, cũng đã được công nhận đạt chuẩn này.

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng của nông dân xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Giao Thủy là huyện thứ 50 của cả nước và là huyện thứ 5/10 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới. Trước đó, các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, cũng đã được công nhận đạt chuẩn này.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, Giao Thủy mới có 2 xã đạt chuẩn là Giao Hà và Bạch Long.
Đến nay, 20/20 xã của huyện đều đạt chuẩn xã nông thôn mới theo tiêu chuẩn mới tại Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng kinh phí huy động xây dựng nông thôn mới của Giao Thủy trong 8 năm qua là hơn 2.159 tỷ đồng, trong đó vốn đóng góp của cộng đồng dân cư chiếm gần 19%, vốn vay tín dụng hơn 33%, còn lại là vốn từ ngân sách nhà nước, vốn lồng ghép của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Một góc xã Bạch Long, huyện Giao Thủy
Ngoài nguồn vốn trên, các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân hộ gia đình trên địa bàn huyện còn vay gần 5.300 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm tại chỗ.
Thu nhập bình quân đầu người của huyện Giao Thủy vào cuối năm 2017 đạt gần 40 triệu đồng/người/năm, trong khi mức thu nhập trung bình của người dân nông thôn cả nước là khoảng 29 triệu đồng/người/năm.
Ngày 21/4 tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ sẽ có buổi làm việc với tỉnh Nam Định và trực tiếp trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 4 huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Như vậy sau 3 năm kể từ khi hai huyện đầu tiên của cả nước được công nhận huyện nông thôn mới là thị xã Long Khánh và Xuân Lộc (Đồng Nai).
Đến nay, cả nước đã có 50/713 huyện đạt chuẩn này, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cảnh quan của khu vực nông thôn, thể hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đã phát triển sâu, rộng trong đời sống chính trị- xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Nam Định là những địa phương có nhiều huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nhất cả nước./.
(Theo Vietnam+)
- Phở Nam Định giữa lòng Hà Nội
- Nữ sinh bình tĩnh nhất năm: Ngồi sau xe bố đánh chén bữa sáng có đầy đủ bát đũa như ở tiệm!
- Gạo Tám Hải Hậu và câu chuyện thương hiệu gạo Việt
- Nữ 9x Nam Định được khen xinh như hotgirl sau phẫu thuật thẩm mỹ
- Ảnh kỷ yếu hài hước “Chơi trội phải nói là hội lớp 12I trường THPT Ngô Quyền”
- Ngày 7-2, khai hội Đền Trần Nam Định: BTC sẽ phát đủ ấn cho du khách
- Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
-
Nam thợ xây bị phạt 7 triệu đồng sau liên hoan tất niên cuối năm
-
Về Nam Định ăn bánh gai Bà Thi ngon nức tiếng
-
Thị trấn Quất Lâm tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thị loại IV
-
Làng nghề đúc đồng truyền thống Tống Xá xã Yên Xá huyện Ý Yên
-
Nam Định: 3 người chết, 1 người người trọng thương sau tiếng nổ chát chúa trong đêm
-
Cháu bé 23 ngày tuổi bị cướp ngay trên tay bà nội
-
Nam Định: Bé gái bị tàu đâm tử vong khi băng qua đường sắt đi đón em
-
Hàng nghìn người dự khai mạc Lễ hội Phủ Dầy 2016
-
Chùm ảnh: Diễn biến vụ móng cột điện 220kV đổ bê tông trộn đất
-
Bệnh nhân tố suýt “mù mắt” sau phẫu thuật, lãnh đạo Bệnh viện Mắt Trung ương lên tiếng
-
Chi tiết cách làm món bánh nhãn Nam Định ngon
-
Khó xử lý đối tượng giang hồ khoe ‘của quý’ tại trạm BOT
-
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy làm Chủ tịch MTTQ tỉnh Nam Định
-
Nam Định: Dân kiên quyết yêu cầu Công ty đốt dầu phải di dời
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 20/7 đến 27/7