Vợ chồng anh Lương Văn Lập, thôn Đào, xã Hiển Khánh (Vụ Bản) nhờ đầu tư phát triển trang trại nuôi bò thịt đã có thu nhập cao và mở hướng phát triển kinh tế mới cho gia đình và người lao động địa phương.
Chúng tôi đến trang trại của vợ chồng chị Lan, anh Lập khi anh và các cộng sự của mình đang chuẩn bị nguồn thức ăn để cho hơn 50 con bò giống 3B (hay còn gọi giống bò BBB) ăn bữa chiều. Những con bò màu trắng xen xám mũm mĩm, cơ bắp phát triển, hiền lành đang ngếch mồm chờ ăn…
Trao đổi với chúng tôi, anh Lập cho biết: Bò 3B là giống bò thịt cao sản của Bỉ và được mệnh danh là “cỗ máy” sản xuất thịt bởi tỷ lệ thịt rất cao so với các giống bò thông thường khác. Bò trưởng thành có thể đạt từ 900 đến 1.250kg với con đực và 600 đến 800kg với con cái. Khả năng tăng trọng trung bình đạt 1,3 kg/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 60-70%, chất lượng thịt ngon, dễ tiêu thụ. Bò 3B có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, nhất là trời rét, cũng như chống chịu tốt với các loại dịch, bệnh nên dễ chăn nuôi. Sau thời gian đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Séc, rồi vào Thành phố Hồ Chí Minh làm ăn, cuối năm 2019 anh Lập quyết định trở về quê hương để “lập nghiệp”. Được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hiển Khánh tạo điều kiện, vợ chồng anh Lập đã nhận đấu thầu hơn 6,5ha đất công của xã để đầu tư xây dựng trang trại nuôi bò 3B theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học.
Sau khi quy hoạch gọn vùng, anh Lập đã quyết định đầu tư gần 4 tỷ đồng tiến hành cải tạo thành 4 khu vực trồng cỏ voi; đào đắp kênh tưới tiêu nước, xây dựng khu chuồng nuôi rộng 600m2, 3 sân chơi, kho dự trữ và khu nhà xưởng chế biến, phối trộn thức ăn. Để bảo đảm an toàn cho đàn bò nuôi, anh đổ sàn bê tông, làm đệm lót sinh học gồm mùn cưa và men vi sinh, đồng thời trang bị hệ thống uống nước tự động.
Ưu điểm của phương thức chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là xử lý tốt nguồn chất thải, không gây mùi và giảm công lao động dọn dẹp. Nguồn giống bò 3B được anh chọn mua từ Công ty Gia súc lớn thuộc Trung tâm Phát triển bò và đồng cỏ Hà Nội. Anh Lập cho biết thêm: Qua nghiên cứu, tìm hiểu anh quyết định chọn mua giống bò 3B từ 3 đến 4 tháng tuổi với giá bán từ 22 đến 26 triệu đồng/con để nuôi thành bò thịt. Thịt bò 3B có chất lượng tốt, giàu dinh dưỡng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Bò được nuôi theo phương thức nuôi nhốt trên nền đệm lót sinh học bảo đảm an toàn dịch bệnh. Để bò sinh trưởng tốt, ngoài việc bảo đảm tỷ lệ nguồn thức ăn thô xanh là cỏ voi, anh còn ký hợp đồng với một số đơn vị ở tỉnh Thái Bình để mua thân cây ngô; kết hợp cho ăn bổ sung nguồn thức ăn hỗn hợp, bã bia, bã rượu, bã đậu. Hàng ngày đàn bò được cho ra sân chơi để “tắm nắng”, duy trì vận động, phát triển cơ bắp… Nhờ duy trì tốt việc đảm bảo năng lượng từ khẩu phần thức ăn hàng ngày (tối thiểu đạt 2,5% khối lượng cơ thể) và cân đối khẩu phần phối trộn thức ăn thô với thức ăn tinh.
Thường xuyên tiêu độc, khử trùng vệ sinh chuồng nuôi nên đàn bò của anh Lập luôn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh. Đặc biệt để phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò anh đã đầu tư mua lưới màn che vào ban đêm để hạn chế ruồi, muỗi đốt làm lây truyền bệnh, mua vắc-xin của Thổ Nhĩ Kỳ để tiêm phòng cho toàn bộ đàn bò. Sau thời gian nuôi từ 13-15 tháng, bò đạt trọng lượng trung bình 6,5-7,5 tạ/con. Đầu tháng 4 vừa qua, anh đã xuất bán cho các thương lái ở Hưng Yên 40 con bò thịt. Theo tính toán của anh Lập, sau khi trừ chi phí mỗi con bò sẽ cho lãi khoảng 12-15 triệu đồng. Trang trại nuôi bò thịt của vợ chồng anh Lập đang mở ra hướng làm kinh tế mới cho gia đình, tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng, chưa kể hàng chục lao động thời vụ vào những ngày thu hoạch cỏ voi, chuẩn bị thức ăn thô xanh. Thời gian tới, anh Lập có kế hoạch tiếp tục đầu tư mở rộng thêm chuồng nuôi, gia tăng đàn bò nuôi bởi thị trường tiêu thụ thịt bò 3B rất lớn. Mặc dù chăn nuôi bò đang phải đối diện với nhiều khó khăn về dịch bệnh, nhất là bệnh viêm da nổi cục, nhưng anh Lập tin tưởng, việc chăn nuôi bảo đảm kỹ thuật và chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn của ngành chức năng trong chăn nuôi sẽ giúp gia đình anh vượt qua khó khăn do dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Hiệu quả kinh tế bước đầu từ trang trại chăn nuôi bò 3B của gia đình anh Lương Văn Lập không chỉ mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nông thôn mà còn góp phần cung cấp nguồn thịt có chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong điều kiện dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát hiện nay. Gương mạnh dạn dám nghĩ, dám làm và quyết tâm đổi mới của anh Lập góp phần động viên người dân địa phương có ý tưởng làm giàu để xây dựng nông thôn mới nâng cao ở vùng đất trũng
- Mỹ Lộc: Đáng nể vườn địa lan Hoàng Vũ đạt kỷ lục lớn nhất nước
- Nam Định: Cậu bé biết đọc số hàng trăm tỷ khi mới 2 tuổi
- Trực Chính – Trực Ninh: Ngán ngẩm mỗi khi đi qua ‘con đường đau khổ
- Nam Định … nơi tôi sinh ra
- Bánh mỳ Bít Tết Hai Bà Trưng Nam Định
- Nhà Thờ Phú Nhai – Vương Cung Thánh Đường
- Tổng hợp 20 món ăn vặt ngon rẻ tại Nam Định
- Giới trẻ Nam Định đi chơi đâu, ăn gì chỉ với 200.000 đồng?
- Đền Đồng Quỹ Nam Trực Nam Định
- Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
- Hé lộ rúng động đường dây ‘chạy’ chế độ chính sách ở Nam Định (1)
- Công an Nam Định vào cuộc vụ nhóm phượt chặn ngã tư
- Nam Định: Đào, quất ‘chết yểu’ trước Tết âm lịch
- Vụ án mạng tại Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?
- Về thông tin trụ móng cột điện lẫn đất: Đã có kết quả kiểm tra thực tế
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
- Nguồn gốc của Phở Nam Định
- Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án cưỡng đoạt tài sản
- Nam Định: 48 công nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm
- Tìm hiểu thành phố Nam Định ‘xưa và nay’
- Nhà thờ Giáo xứ Trực Chính – Nam Trực Nam Định
- Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định: Cáo trạng có bỏ lọt tội phạm?