Con trai là quân nhân hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ khai thác gỗ xây dựng doanh trại đơn vị. Hồ sơ báo tử đã chuyển về bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh để giải quyết chế độ tiếp theo. Thế nhưng suốt 30 năm nay, ông Trần Văn Nhân (SN 1938, ngụ xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) vẫn lọ mọ gõ cửa các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định hỏi chế độ cho con.

Hàng chục năm nay, gia đình quân nhân Thể chỉ nhận được những văn bản “vòng quanh”
Con trai ông Nhân là Trần Đăng Thể (SN 1965) nhập ngũ tháng 3/1986 thuộc đơn vị C63-D6-E12-F3 (Quân đoàn 14, quân khu 1) đóng quân tại xã Tràng Phái (huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn).
Ngày 10/9/1986 gia đình nhận được tin dữ anh Thể hy sinh do bị cây đè trong lúc khai thác gỗ xây dựng doanh trại. Ông Nhân nhận được tin liền lên đơn vị thì con trai đã được truy điệu, an táng tại nghĩa trang xã Tràng Phái.
Một thời gian sau, được sự giúp đỡ của đơn vị, gia đình đưa phần mộ về an táng tại quê nhà. Tuy nhiên điều khiến gia đình ông trăn trở là nhiều năm sau khi con chết, gia đình không hề nhận được bất kì chế độ nào.
Ông Nhân lần mò lên tận đơn vị cũ của con hỏi mới biết toàn bộ hồ sơ báo tử đã được chuyển về địa phương giải quyết các chế độ tiếp theo. Thế nhưng về địa phương hỏi từ cấp xã lên cấp tỉnh, chỉ nhận được những câu trả lời chung chung như “đang đề xuất”, “đang xin ý kiến”.
Chờ đến năm 2000 vẫn không thấy động tĩnh, người cha lên lại đơn vị và được hướng dẫn về Bộ chỉ huy quân sự (BCHQS) tỉnh Nam Định. Ngày 2/10/2000, BCHQS tỉnh Nam Định có văn bản gửi Cục chính sách- Tổng cục chính trị (Bộ Quốc phòng) và trả lời đơn thư gia đình quân nhân Thể.
Theo BCHQS tỉnh xác nhận, anh Thể từ trần ngày 10/9/1986 trong trường hợp làm nhiệm vụ khai thác gỗ xây dựng doanh trại. Tháng 1/1987, đơn vị đã bàn giao hồ sơ báo tử về BCHQS tỉnh Hà Nam Ninh (cũ).
Đến tháng 3/1987, BCHQS tỉnh tiếp tục bàn giao hồ sơ báo tử sang Sở lao động theo quy định. Nhưng đến nay gia đình anh Thể và chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được hồ sơ báo tử quân nhân Trần Đăng Thể:
“BCHQS tỉnh thấy đây là trường hợp tồn đọng về công tác báo tử ở địa phương do cán bộ nghiệp vụ ngành TBXH tỉnh sau khi tiếp nhận không thực hiện tiếp việc báo tử về gia đình và địa phương”, công văn BCHQS tỉnh Nam Định viết. Về việc gia đình đề nghị công nhận anh Thể là liệt sĩ, BCHQS tỉnh đề nghị Cục chính sách- Tổng cục chính trị xem xét vận dụng trả lời gia đình.
Tưởng chừng sự việc tới đây đã tìm được nút thắt nhưng lại mở ra một “mớ bòng bong” thủ tục. Tháng 10/2000, Sở Lao động Nam Định có công văn phúc đáp BCHQS tỉnh về hồ sơ từ trần của quân nhân Thể.
Trong đó nêu rõ tháng 3/1987 Sở nhận được hồ sơ từ trần của quân nhân Trần Đăng Thể do BCHQS tỉnh chuyển sang đề nghị giải quyết chế độ tuất quân nhân từ trần cho gia đình. Tại thời điểm này, thân nhân anh Thể không đủ điều kiện và tiêu chuẩn hưởng tuất, do đó phòng BHXH của Sở thương binh đã đưa hồ sơ vào lưu trữ.
Đến tháng 4/1995, Phòng bảo hiểm thuộc Sở tách thành cơ quan BHXH độc lập của tỉnh và hồ sơ quân nhân Thể được bàn giao về BHXH tỉnh quản lý từ đó. Trước đây khi gia đình đề nghị giải quyết chế độ, Sở lao động đã đến BHXH photocopy lại hồ sơ từ trần cung cấp cho gia đình làm căn cứ giải quyết các chế độ.
Theo đó gia đình ông Nhân được Sở lao động hướng dẫn sang BHXH giải quyết chế độ. Khi sang đây, ông Nhân lại được chỉ về BCHQS tỉnh, Sở lao động. Cứ thế vòng luẩn quẩn kéo dài suốt 30 năm nay. “Gia đình mệt mỏi lắm, không ai trả lời cụ thể là đơn vị nào sẽ giải quyết chế độ hoặc có được hưởng chế độ gì hay không”.
Diễn biến mới đây, ngày 26/5/2016, BHXH tỉnh có công văn trả lời gia đình ông Nhân. Lần này văn bản cho rằng sau khi nhận được đơn thư đã tìm hồ sơ còn tồn do ngành lao động bàn giao nhưng không có hồ sơ của quân nhân Trần Đăng Thể.
Và như vậy, sự việc có nguy cơ “tắc” hẳn, dù trước đó thanh tra Sở lao động trả lời đã đến BHXH photocopy lại hồ sơ từ trần cung cấp cho BCHQS tỉnh và gia đình làm căn cứ giải quyết chế độ.
Mai Long – Baophapluat.vn
- Đến nhà người yêu chơi, ‘tiểu thư nông thôn’ bị cả huyện người soi mói chuyện ăn cơm bằng thìa, rửa bát dùng găng tay
- Pro Sports Giao Thủy: Thiện tâm song hành chiến lược phát triển
- [Giao Thủy] Chuyện ở làng vợ bé
- Cô gái mua vịt về ướp rán với chai gia vị nhà nào cũng có, kết quả màu đẹp thịt mềm như nhà hàng
- 6 món bánh dân dã “thử một lần là nhớ một đời” của Nam Định
- Chuyện lùm xùm lễ hội Đền Trần và những lễ hội trong nước lên Bộ
- Choáng với màn tỏ tình lãng mạn nhất ‘vịnh Bắc Bộ’
-
Nam Định: Ngày mai sẽ lắp màn hình LED cực khủng phục vụ bà con đón xem trận chung kết AFF CUP 2018
-
Vụ dùng súng cao su bắn ô tô: Thanh niên trong diện ‘cần theo dõi tại địa phương’
-
Đền Trần, cướp phết, hội Gióng sẽ văn minh hơn?
-
Hôm nay (26/2), khai hội đền Trần (Nam Định) Xuân Mậu Tuất 2018
-
40 năm thành lập Trường THPT Nguyễn Khuyến – Nam Định
-
Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định
-
CSGT chặn nhóm người nghi dùng ôtô bắt giữ thanh niên quê Nam Định
-
Trực Ninh: Bi kịch người phụ nữ ‘tố’ bị em ruột bạo hành, phải sống ở chợ
-
Cứu 6 thuyền viên Nam Định gặp nạn do ảnh hưởng của siêu bão Kammuri
-
Nam Định: Nghề săn rươi kiếm hàng chục triệu mỗi ngày
-
Nam thợ xây bị phạt 7 triệu đồng sau liên hoan tất niên cuối năm
-
UBND huyện Hải Hậu có “buông lỏng” quản lý?
-
Giấu ma túy dưới tấm lót chân của xe máy vẫn bị 141 phát hiện
-
Huyện Ý Yên (Nam Định): Cần giải quyết dứt điểm việc cổng làng xây ‘đè’ lên đất di tích
-
Nam Định: Em bé bị tivi rơi vào đầu đã qua đời