“Hỡi cô thắt dải lưng xanh/Theo anh về Nam Định, cùng dệt lụa ươm tơ”- câu hát cứ ngân nga trong lòng du khách khi đến thăm làng nghề tơ lụa Cổ Chất (thuộc xã Phương Định, Trực Ninh).

Hong tơ ở làng Cổ Chất.

Làng nghề dệt Cổ Chất nằm ven dòng sông Ninh, xã Phương Đình, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nơi đây nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa lâu đời.

Khắp mọi nơi trong làng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ miệt mài luộc kén, kéo tơ trong các xưởng tại gia.
Suốt chiều dài lịch sử vài trăm năm sinh tồn với nghề dâu tằm, Cổ Chất trở thành một làng nghề nổi tiếng không chỉ đất thành Nam mà còn khắp vùng miền gần xa. Theo các bậc cao niên trong làng Cổ Chất, nghề tơ tằm ở đây đã có từ lâu đời, hưng thịnh nhất vào thời Pháp thuộc. Trước năm 1945, sản phẩm tơ lụa làng Cổ Chất từng đoạt được giải cao tại một kỳ đấu xảo (hội chợ) cho chế độ cũ tổ chức.
Dù hiện nay máy móc công nghiệp phát triển nhưng làng Cổ Chất vẫn giữ cách làm nghề truyền thống. Để làm ra những bó tơ óng nuột kia, người dân Cổ Chất đã trực tiếp trồng dâu ở vùng đất bãi ven sông Ninh Cơ để nuôi tằm. Để nuôi được con tằm không đơn giản, thành ngữ đã có câu: “Nuôi lợn ăn cơm nằm/ Nuôi tằm ăn cơm đứng” để nói về sự vất vả, khổ công của nuôi tằm. Con tằm trưởng thành sẽ nhả tơ, kéo kén, kén tằm trưởng thành trong thời gian khoảng 25 ngày được đem đi kéo sợi.

Sản phẩm tơ làng Cổ Chất vốn nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng tốt. Tuy nhiên, ngày nay làng nghề đã bị mai một đi nhiều, chỉ còn một số ít hộ còn giữ được quy trình chế biến thủ công.
Đi qua những thăng trầm của cuộc sống, tơ Cổ Chất vẫn được xem là sản vật quý của Nam Định và nghề làm tơ vẫn tồn tại, phát triển, góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Hiện nghề ươm tơ, dệt lụa ở Cổ Chất đã dần mai một, trong làng còn không nhiều hộ còn giữ được nghề. Bởi vậy, việc bảo tồn và phát triển được nghề tơ ở Cổ Chất đang được tỉnh và địa phương quan tâm, điều này không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong làng mà còn là động thái gìn giữ làng nghề truyền thống còn mãi với thời gian.
Theo: baophapluat.vn
- ‘Đã mắt’ ngắm bộ sưu tập phi cơ tự chế của anh thợ điện Nam Định
- Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây
- Cuộc sống làng biển Thịnh Long Hải Hậu Nam Định
- Không gian nhà Việt xưa cũ bình yên đầy ký ức trong ‘Thương nhớ ở ai’
- Đặc sản Nam Định: Cá nướng úp chậu
- Hội đền Độc Bộ – lễ hội mùa thu lớn nhất Châu thổ Bắc Bộ
- Nam Định: Đám cưới độc nhất vô nhị khi chú rể rước dâu bằng xuồng
-
Nam Định: Gây ô nhiễm môi trường, bãi rác bị người dân ‘phong tỏa’
-
Tóm gọn “ông trùm” giấu ma túy trong vườn
-
Nam Định:Hàng nghìn công nhân bỏ cơm vì thức ăn có dòi
-
Bão tiến sát đất liền, địa phương gấp rút ứng phó
-
Nam Định cấm tàu thuyền ra khơi từ 13h ngày hôm nay
-
Nam Định: Hơn 20.000 thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2016
-
Công an thông tin về vụ 2 kẻ bịt mặt xông vào truy sát chém thanh niên Nam Định
-
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy làm Chủ tịch MTTQ tỉnh Nam Định
-
Nhóm Bức Tường và bạn bè hát tưởng nhớ Trần Lập 1 người con của Thành Nam
-
Gia cảnh khó khăn của người phụ nữ đi bán rau bị xe bồn tông tử vong ở Nam Định
-
Nam Định: Chủ tịch HĐQT trường Nguyễn Công Trứ dùng ‘nắm đấm’ giải quyết mâu thuẫn
-
Xuất hiện ổ dịch, Nam Định tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong trường học
-
Trung thu về nhớ bánh nướng, bánh dẻo
-
Hải Triều phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống
-
Các tín đồ bia Nam Định hẹn ‘chia sẻ đam mê, kết tình bằng hữu’ tại Ngày hội Bia Hà Nội