Cổ kính, trang nhã, không mai một theo thời gian, cầu Ngói ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được biết đến là một trong ba cây cầu cổ đẹp nhất Việt Nam vẫn còn lưu giữ lại cho đến nay.
Cầu Ngói của đất Quần Anh xưa được tổ tiên xây bắc trên con sông Trung Giang vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức năm 1511, tức là khi công việc lấn biển khẩn hoang đã hoàn thành.
Qua nhiều lần trùng tu, vào năm 1864 cầu được lợp ngói và cho đến nay vẫn giữ được nguyên dáng vẻ cổ kính của tổ tiên xã xưa để lại. Theo đôi câu đối ở cầu thì tứ tổ đã quan tâm xây dựng cầu ngay từ những ngày đầu tiến hành công việc khẩn hoang.
“Lê Hồng Thuận tứ tính thủy mưu – Giã biệt thành giang thượng lộ – Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp – Dư lương y cựu kính trung đề” (được dịch nghĩa là: Đời Hồng Thuận bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu, thành đường trên nước. Đời Khải định thứ bảy tu sửa như cũ, từng bậc xếp nên gương).
Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1922. Khi ấy, do điều kiện lịch sử và những hạn chế nhất định nên đã làm cho cây cầu không còn giữ được vẻ nguyên vẹn phong cách kiến trúc của thế kỷ 17. Xong Cầu Ngói vẫn là một nét kiến trúc cổ kính và độc đáo trên đất Nam Định cho đến ngày nay.
Vào năm 2010, cầu đã được Nhà nước cho khôi phục, trùng tu lại, toàn bộ mái ngoài vẫn giữ nguyên lớp ngói cũ, còn lớp ngói màn bên trong do đã quá hỏng nên phải thay lớp mới, nâng quy mô để hợp với cảnh quan của chùa Phúc Lâm.
Cầu vắt ngang qua sông Hoành chạy dọc xã Quần Anh xưa. Kiểu dáng thuộc loại “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Các cụ già ở địa phương thì gọi là “Thượng gia hạ trì” (trên là nhà, dưới là sông nước). Người thợ tài hoa xưa kia đã tạo tác ra kỹ thuật nửa lợp, nửa xây làm nên dáng mái đẹp tựa con rồng đang bay.
Tuy các mảng chạm khắc không nhiều và có phần đơn giản, chỉ bằng các hàng soi đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván đinh tạo hình con bướm đầu con song để tạo dáng lá đề… nhưng cũng thể hiện rõ nét tài hoa của nghề Mộc cổ truyền trên đất Quần Anh.
Các cột đá vuông của cầu có kích thước mỗi cạnh 35cm, xếp thành 6 hàng cột để gánh 6 vỉ, đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu.
Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang cũng được ghép ván, là nơi khách bộ hành có thể dừng chân để nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước làng quê.
Phần sàn của lòng cầu rộng 2m gồm nhiều thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vút tròn cạnh tạo thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân./.
- Ý nghĩa của câu: Trai Nam Gái Hải
- Hương vị cuộc sống: Học cách làm Xôi cá rô đặc sản Thành Nam
- Cuộc sống diêm dân trên cánh đồng muối Hải Hậu Nam Định
- Hình ảnh của Hội đồng hương Nam Định về thăm Tp quê hương
- Nam Định:Thăm khu vườn Thiên chúa độc nhất vô nhị Việt Nam
- Ghé Giao Thủy – Nam Định, thưởng thức nem nắm trứ danh, ăn là nhớ
- Nam Định: Sự thật bức ảnh nàng dâu ngồi cạnh ‘núi’ bát đĩa bẩn khiến dân mạng tranh cãi
- Thông tin mới vụ “Đánh người có tính chất côn đồ” ở Nam Trực – Nam Định
- Xuân Trường (Nam Định): Cây Gạo 250 năm tuổi được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Điều Tra vụ phát hiện ma túy tại nhà ga tàu hỏa Nam Định
- Đầu xuân đi chợ Viềng mua may cầu lành
- Nam Định: Đầu tư xây dựng đô thị văn minh, hiện đại
- Nam Định: Gần 60 công nhân phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
- Nam Định hướng tới mục tiêu Công an chính quy tại 100% xã
- Danh tính nạn nhân trong vụ sập giàn giáo 9 người thương vong ở Nam Định
- Nước mắm Ninh Cơ tự hào thương hiệu Việt
- Đại sứ Mỹ đội nắng, lội ruộng cùng nông dân Nam Định
- Ngân sách Nam Định suýt mất oan gần 350 triệu đồng
- Quê Tôi Nam Định
- Đền Bảo Lộc – Nam Định
- Hương vị bánh cuốn Nam Định giữa Sài Gòn
- Nam Định: Cấp cứu cho bé trai bị mũi kéo cắm xuyên qua tai