Tất cả cùng được gọi là phở Việt Nam nhưng tại đó vẫn tồn tại những nét đặc trưng thú vị đấy!
Nhắc tới ẩm thực Việt Nam, không ai có thể quên được món phở, món ăn truyền thống của người Việt.
Phở Hà Nội đã có từ xa xưa, nó trở thành một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người Hà Nội. Nước dùng của phở Hà Nội thường trong và ngọt, vị ngọt chân chất của xương, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm một chút mì chính vào nước dùng. Viết về phở Hà Nội, nhà văn Thạch Lam đã từng viết trong tác phẩm Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”.
Phở ngon phải là phở “cổ điển”, nấu bằng thịt bò,”nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”, “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: “Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ănphở sáng, ănphở trưa và ănphở tối….”
Với phở Sài Gòn, bạn có thể cảm nhận được cái vị ngọt của đường khá rõ nét. Đặc biệt, người Sài Gòn nhiều nơi còn nấu nước dùng bằng xương gà và thêm con khô mực, có lẽ vì vậy mà nước dùng của phở miền Nam có màu hơi đục, có vị béo và ngầy ngậy hơn.
Có rất nhiều giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, tại nơi đây, bí quyết chế biến nước dùng của món phở thường được truyền từ đời này sang đời khác. Có chuyện kể lại rằng phở gia truyền ở Nam Định chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa Kiều ở làng Giao Cù và từ họ Cồ ở làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, (huyện Nam Trực) .
Sau đó được truyền ra các làng bên cạnh nhưng đã được biến chế, không còn mang nét nguyên vẹn như xưa và thêm một số phụ gia. Cho đến những thập niên 50, người Nam Định đã mang món phở ra Hà Nội và bán theo xe đẩy. Và từ giữa những năm 60 đến trước những năm 90 của thế kỷ 20, vì nhiều lý do, Phở Nam Định đã từng vắng bóng một thời gian ở những địa phương khác.
Tuy nhiên, từ năm 90 trở lại đây, Phở Nam Định phục hồi trở lại và ngày càng phát triển mạnh. Hiện nay dân làng thuộc làng Vân Cù, Giao Cù và các làng lân cận đi khắp nơi từ Bắc vào Nam mở các quán phở đế kiếm kế sinh nhai và gìn giữ một món ăn ngon ngườì Việt.
Bánh phở theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Bánh phở có nét khác biệt nhiều nhất đó là bánh phở Nam Định, là loại sợi nhỏ, rất mỏng mềm và dai đây là điểm khác đặc trưng so với bánh phở Hà Nội và Sài Gòn. Nghe đâu là do họ bỏ thêm một ít bột dong vào khi làm bánh phở các bạn ạ.
Ăn kèm với món phở thường là thịt bò và thịt gà, thịt bò được thái mỏng, đập dập, nhúng vào nước dùng vớt ra đúng lúc để miếng thịt vừa chín mà vẫn mềm và thơm ngon; thịt gà thường được luộc nguyên con, sau đó chặt miếng nhỏ, xếp đều trong bát, trên lớp phở đã được trần qua, rồi cho nước dùng.
Ở miền Nam, ngoài tô phở chính, họ còn có thêm một chén nước béo (nước mỡ của xương bò, có những nơi còn có cả nước tiết nữa) để riêng nếu khách muốn và tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (được chần qua nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình.
Ngày nay, món phở đã trở thành một món ăn phổ biến, không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam. Phở cũng trở nên đa dạng hơn, được chế biến theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phở chế biến theo cách truyền thống vẫn được ưa chuộng nhất không chỉ trong nước mà còn trên nhiều quốc gia khác trên thế giới. Có đi xa thì bạn mới thấy nhớ phở quê nhà đến như thế nào…
Theo Vens
- Nam Định: Chàng sinh viên chạy xe ôm trả hàng trăm triệu bỏ quên
- NGƯỜI LỚN LÀM CỖ LINH ĐÌNH HAI NGÀY ĐÊM ĐÓN TRUNG THU
- Hot girl Nam Định: Vũ Thanh Quỳnh – Khi cười trong gương, tôi thấy vui hơn
- Nam Định: Nghề Biển Hải Lý
- Chè hạt kê, dân dã và đặc sắc
- Buổi sáng ở “vương quốc muối” Bạch Long, Nam Định
- Ai cũng muốn về Nam Định nhìn những công trình kiến trúc du lịch đẹp hàng đầu Việt Nam
-
Đền Trần nhộn nhịp trước giờ khai ấn
-
Nam Định: Giám đốc Kho bạc Nhà nước xin nghỉ hưu sớm vì… vỡ nợ
-
Ý Yên: Vượt đường ngang không quan sát, một học sinh bị tàu đâm tử vong
-
Hôm nay 3/2, khai hội chợ Viềng ở Nam Định
-
Phở gia truyền nổi danh khắp bàn dân thiên hạ, từ Nam chí Bắc
-
Hang đá Noel cao 20m ở Nam Định bốc cháy ngùn ngụt trước thềm Giáng Sinh
-
Điều Tra vụ phát hiện ma túy tại nhà ga tàu hỏa Nam Định
-
Nhà thờ Giáo họ Phanxicô
-
Nguyên Bí thư Tỉnh đoàn Nam Định tố bị giả mạo chữ ký
-
Huyền thoại nhà máy dệt ‘cứ trả lương là cả thành phố chao đảo’
-
Nam Định sắp khai trương siêu thị Co.opmart đầu tiên
-
Không thể tin nổi: Con ngõ “không điện, không nước, không người quản lý” giữa lòng thành phố Nam Định
-
Nam Định: Tín dụng đen hoành hành, “khủng bố” người dân, chính quyền ở đâu?
-
Nam Định kiểm tra chéo an toàn thực phẩm tại Lạng Sơn
-
Nam Thành cảnh trí 40 phố phường