Chủ quan cho rằng con khò khè, ho là do thay đổi thời tiết, nên gia đình để cháu ở nhà tự điều trị, nhưng sau đó cháu bé bất ngờ tử vong vì suy hô hấp nặng.
Trẻ tử vong vì bố mẹ chủ quan tự điều trị ở nhà
Những ngày vừa qua, miền Bắc rét đậm, ban đêm xuống 10-12 độ C, không ít trẻ nhỏ phải nhập viện liên quan đến bệnh về đường hô hấp. Điều đáng nói, nhiều bố mẹ thấy con bị ho, khò khè nhưng lại chủ quan, cho rằng con chỉ sổ mũi thông thường, tự điều trị ở nhà. Kết quả, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.
ThS.BS Lê Ngọc Duy, Phó khoa Cấp cứu – Chống độc (BV Nhi Trung ương) cho biết, mới đây khoa Cấp cứu có tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi tên N.T (2 tháng tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp kéo dài, ngừng tim và sau đó đã tử vong.

Trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu – BV Nhi Trung ương
Sau 2 tuần, cháu T., bắt đầu có những biểu hiện nặng hơn như khó thở, sốt cao và bỏ bú… Khi đó gia đình hoảng sợ đưa cháu T. vào viện cấp cứu thì đã quá muộn, bé đã tử vong sau đó vì tình trạng suy hô hấp kéo dài.
BS Duy cho biết, hiện thời tiết đang ở trong giai đoạn có nhiều biến đổi bất lợi đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ như: ít ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí thấp… Từ đó, các loại vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên những bệnh về đường hô hấp.

Nhiều bệnh nhi nặng phải nhập viện thở máy
Con nhập viện vì mẹ cho uống siro tự ngâm
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, vấn đề bố mẹ tự điều trị cho con đã rất nhiều lần cảnh báo. Trong đó, PGS Dũng đặc biệt nhấn mạnh tới việc nhiều gia đình tự phát ngâm siro để chữa ho, tiêu chảy cho con.
PGS Dũng kể, ông đã từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mới vài tháng tuổi bị ngộ độc vì mẹ cho uống siro quất tự ngâm. Nhưng loại quất mà người mẹ này ngâm lại được lấy từ loại quất cảnh chơi Tết.

PGS Dũng cảnh báo việc tự ý ngâm và dùng các loại siro từ dược liệu bẩn
“Việc bố mẹ tự chế siro cho con uống hay mua siro từ nguồn dược liệu không rõ nguồn gốc, dược liệu bẩn thì khi cho trẻ uống sẽ không hiệu quả. Ngược lại, các yếu tố từ phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, tỉ lệ nhiễm nấm mốc cao từ dược liệu bẩn sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra các vấn khác về sức khỏe dù có thể đã chữa được một loại bệnh nào đó. Như vậy là lợi bất cập hại” – PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
Theo Lê Phương – Khám phá
- Nam Định: Cầu ngói chợ Thượng
- Kỳ Duyên nói gì về Hoa hậu Mỹ Linh, cặp đại gia và bị khán giả quay lưng?
- Nhà thờ Giáo xứ Cổ Ra – Nam Hùng, Nam Trực, Nam Định
- Nam Định: Bất ngờ người chết ‘đội mồ’ về họp dân cho thuê đất
- Nữ sinh ‘bán thân’ vì dính bẫy đa cấp
- Nam Định – Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- 9x Nam Định – cô gái xe ôm được dân mạng săn lùng nhiều nhất ngày hôm nay!
-
Nam Định: Tái diễn nạn in vé giả thu tiền trái phép ở đền Bảo Lộc
-
Ô tô đâm dồn toa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
-
Chùa Sùng Nghiêm Nam Định
-
Nam Định: Giám đốc Kho bạc Nhà nước xin nghỉ hưu sớm vì… vỡ nợ
-
Nghĩa Hưng: Lạ với ngôi làng nông dân mê mẩn chơi kèn Tây
-
Vụ Bản: Mối nguy rình rập trên con đường thi công dở dang
-
Clip Xe cứu thương vượt đèn đỏ đâm văng xe máy ở Nam Định
-
Nam Định: Hơn 20.000 thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2016
-
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định bắt đối tượng tàng trữ 1.400 viên ma túy đá
-
Trực Chính – Trực Ninh: Ngán ngẩm mỗi khi đi qua ‘con đường đau khổ
-
Phở gia truyền nổi danh khắp bàn dân thiên hạ, từ Nam chí Bắc
-
Lịch cắt điện ở Nam Định ngày 11 và 12/12/2019
-
Nam Định: Dùng cân xách tay xử xe quá tải né trạm
-
10 Món ăn nổi tiếng tại Thành Nam nhắc đến là thèm.
-
Giám đốc quê Nam Định cho vay nặng lãi bị bắt tạm giam