Từ đầu năm 2020 đến nay, các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng 12.702 việc (chủ yếu là các hợp đồng kinh tế và các bản dịch); chứng thực 40.335 bản sao từ bản chính giấy tờ văn bản; chứng thực chữ ký 1.253 trường hợp trong giấy tờ, văn bản, tổng số tiền công chứng nộp vào ngân sách hơn 438 triệu đồng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 18 tổ chức hành nghề công chứng (1 phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp và 17 văn phòng công chứng) với 35 công chứng viên. Người dân có quyền lựa chọn những đơn vị có uy tín, chất lượng để bảo đảm an toàn pháp lý, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hợp đồng, giao dịch.
Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện đúng quy định của pháp luật về công chứng; làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra cũng như tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản liên quan cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và mọi người dân, các tổ chức hành nghề công chứng, nhằm nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về công chứng; đồng thời tập huấn nghiệp vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ công chứng viên; tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức hành nghề công chứng, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhắc nhở, chấn chỉnh những vi phạm xảy ra.
Để đảm bảo thực hiện hành nghề công chứng đúng quy định pháp luật, thời gian tới, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh trên lĩnh vực công chứng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót và có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục triệt để, đồng thời ban hành các chế tài xử lý mạnh đối với các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên và người có nhu cầu công chứng vi phạm quy định của pháp luật. Các ngành liên quan, địa phương cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân nhằm giúp họ nâng cao nhận thức và có trách nhiệm hơn khi tham gia thực hiện các giao dịch.
Từ khi triển khai thi hành Luật Công chứng và thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, các phòng công chứng và văn phòng công chứng đã góp phần tạo thuận lợi cho người dân, cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng công chứng. Không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại, việc thành lập các văn phòng công chứng còn góp phần giảm tải áp lực cho phòng công chứng Nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các văn phòng hoạt động trong lĩnh vực Tư pháp.
-
Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
-
Nam Định: Vừa bước ra từ quán ăn, nam thanh niên bị nhóm đối tượng đâm gần đứt đôi thận trái
-
Nam Định miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên UBND tỉnh
-
Người đi đường truy đuổi, bắt gọn hai anh em cướp giật
-
Giám đốc quê Nam Định cho vay nặng lãi bị bắt tạm giam
-
Nam Định: Đã thất nghiệp lại còn bị đe dọa thu chỗ ở
-
Thực hư việc xuất hiện biển số 000.00 tại Nam Định
-
Nguồn gốc của Phở Nam Định
-
Từ đĩa bánh cuốn Nam Định
-
Vụ bé trai 4 tuổi bị cột dây vào cửa sổ: Hiệu trưởng nhà trường mong dư luận cảm thông cho giáo viên
-
H5N1 bùng phát ở Nam Định, 70 người bị giám sát chặt chẽ
-
Nam Định: Cận cảnh cầu vừa được đổ bê tông bất ngờ đổ sập
-
Các tỉnh cấm biển, di dời dân, hoãn cuộc họp không cần thiết để ứng phó bão số 3
-
Danh tính nghi phạm vụ người phụ nữ bị sát hại, phi tang xác dưới cống nước
-
Nam Định tái khởi động dự án bệnh viện 850 tỷ đồng bỏ hoang