Toàn cảnh lễ hội đền Trần trước giờ khai ấn

Toàn cảnh lễ hội đền Trần trước giờ khai ấn

Ngày 14/1 âm lịch, dòng người với những mâm lễ lớn nhỏ đã đổ về đền Trần (Nam Định) tham dự lễ khai ấn.
Theo VTC cho biết, thông tin từ Ban Quản lý Di tích đền Trần (phường Lộc Vượng, TP.Nam Định), lễ hội đền Trần năm 2017 sẽ được tổ chức từ ngày 7-12/2/2017 (ngày 11-16 tháng Giêng năm Đinh Dậu), với trọng tâm là Lễ khai ấn vào đêm 14 tháng Giêng.

Lễ dâng hương và khai ấn sẽ diễn ra vào Thứ Bảy, 15 tháng Giêng. Đêm 14 tháng Giêng, sau khi Ban Tổ chức thực hiện xong nghi lễ dâng hương, rước kiệu ấn và khai ấn, từ 23h55, đền Trần sẽ được mở cửa để nhân dân và du khách vào lễ đầu năm.

 Lễ hội khai ấn đền Trần

Lễ hội khai ấn đền Trần

Lễ phát ấn sẽ bắt đầu từ lúc 5h ngày 15 tháng Giêng, tại khu vực nhà Giải Vũ, nhà trưng bày và đền Trùng Hoa, sớm hơn 30 phút so với năm trước. Từ 7h ngày 16 tháng Giêng sẽ tiếp tục phát ấn cho đến khi hết.

Trao đổi với Zing.vn, ông Cao Xuân Hoạt, Trưởng ban quản lý di tích đền Trần (Nam Định), cho biết năm nay ấn sẽ được phát sớm hơn 30 phút, từ 5h ngày 11/2 (tức 15 tháng Giêng).

“Số lượng người qua đêm ở trong đền rất đông, nếu giờ phát ấn vẫn như mọi năm sẽ áp lực cho ban tổ chức. Năm nay ngày phát ấn vào thứ 7, dự kiến lượng khách tham gia rất đông nên chúng tôi thống nhất làm sớm để hạn chế quá tải và tranh cướp nhau”, ông Hoạt nói.

Muốn việc phát ấn diễn ra sớm hơn nữa song Trưởng ban quản lý di tích đền Trần cho rằng điều kiện hiện không cho phép vì thành viên ban tổ chức và nhân viên trước đó đã làm việc xuyên đêm. Tới 5h các nhân viên thay ca mới có thể phục vụ tốt du khách. Ban tổ chức dự đoán đón từ 700.000-800.000 du khách tới lễ hội, tương đương năm 2016. Báo Zing.vn đưa tin.

Theo ghi nhận của PV VOV, 12 tiếng trước khi Đền Trần chính thức khai ấn, những người đến sớm có thể thảnh thơi vãn cảnh, thành kính cúng bái, không có cảnh chen chúc.

Ngược dòng thời gian trở về với gốc tích của Lễ khai ấn thì đây là một tập tục có từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần với mục đích tế lễ tiên tổ. Thời đó, Phủ Thiên Trường – Nam Định là nơi Vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công.

Từ đó đến nay, Lễ khai ấn được tổ chức vào giờ Tý, ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng. Đây là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà Vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Trước đây, việc đóng ấn đền Trần trong ngày khai ấn là do các quan chức nhà nước từ cấp cao cho đến cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện với ý nghĩa khai ấn mở đầu cho công việc của nhà nước.

Như vậy, ấn đền Trần sẽ là ấn đem lại nhiều niềm vui, hạnh phúc khi mỗi người đến với đền Trần gạt bỏ những toan tính lợi lộc, hiểu đúng giá trị đích thực và đúng với tâm của người đi lễ. Có được như vậy thì lễ hội khai ấn đền Trần sẽ là lễ hội mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa tốt đẹp khi mỗi người dân đến đây mang theo sự hiểu biết, cách ứng xử văn hóa, văn minh nơi chốn linh thiêng này.

Đi lễ đền Trần là mang lại niềm vui, hạnh phúc, là nơi mọi người gạt bỏ những toan tính lợi lộc. Thế nhưng, ngày nay nhiều người đi lễ đền Trần đã không hiểu rõ những ý nghĩa đó. Những hình ảnh chen lấn, dẫm đạp lên nhau để cướp lộc tại đền Trần những năm trước đã làm méo mó đi hình ảnh cũng như những ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội.

Trần Thanh (t/h)


TOP