Với bề dày lịch sử gần 900 năm, làng nghề đúc đồng tại thị trấn Lâm (Ý Yên, Nam Định) đã tạo ra nhiều thế hệ nghệ nhân và thợ đúc tài hoa cùng với những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, trong đó phải kể tới pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” nức tiếng cả nước.
Nhắc đến Ý Yên (Nam Định), nhiều người nghĩ ngay đến những làng nghề có bề dày truyền thống, trong đó không thể thiếu làng nghề đúc đồng Vạn Điểm. Đây là làng nghề có bề dày lịch sử hàng trăm năm với rất nhiều những sản phẩm tinh xảo được tạo ra như: Lư hương, đỉnh trầm, nồi, chảo, mâm, tượng phật…
Ngày nay khi được lĩnh hội những kinh nghiệm của ông cha để lại qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã biết áp dụng khéo léo khoa học kĩ thuật và đôi bàn tay tài hoa để tạo nên những sản phẩm lớn, độ chính xác cao và phức tạp.

Những bức tượng đồng “Hưng Đạo Đại Vương” trong một khu xưởng
Ngoài ra, người thợ nơi đây luôn tự hào khi nhắc tới những pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương”được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau. “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” là hình ảnh của một vị anh hùng dân tộc được nhân dân rất khâm phục và kính trọng.

Sau khi trộn đất các nghệ nhân sẽ tạo khuôn

Khâu trộn đất làm khuôn đúc
Công việc nào cũng đòi hỏi sự vất vả, đòi hỏi kỹ thuật cao từ đôi bàn tay người thợ. Theo những thợ nghề lâu năm tại đây, để tạo ra một pho tượng, cần trải qua tất cả là 4 bước. Bước thứ nhất là làm khuôn, bước thứ hai là đánh sáng, bước thứ ba là khảm tam khí và bước cuối cùng đó là làm màu.

Một chiếc khuôn khô hoàn thiện
Ngay từ bước đầu tiên là làm khuôn, người thợ phải chuẩn bị 2 loại đất: đất tạo nét – đó là đất sét vàng trộn với chấu đã được đốt và nghiền nhuyễn giúp giữ những đường nét cho pho tượng.
Loại đất thứ 2 đó là đất sét vàng trộn với chấu sống để tạo độ dẻo đắp bên ngoài lớp đất tạo nét. Sau hai lớp đất đó là một lớp sắt để chia khuôn thành hai mảng riêng biệt, nó được uốn theo các đường nét của pho tượng, nó giống như sương sống để giữ cho các đường nét được chính xác.

Nồi nấu đồng
Điều đó đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như kinh nghiệm của những người thợ lâu năm nơi đây. Được biết để tạo ra một pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” trải qua bao nhiêu bước làm thì phải trải qua bấy nhiêu người thợ. Nghĩa là mỗi người thợ làm một bước chứ một người thì không thể tạo nên một pho tượng hoàn chỉnh.
Sau các công đoạn trên người thợ nấu đồng và đổ vào khuôn, theo kinh nghiệm thì luôn luôn phải đổ theo chiều hướng từ dưới lên trên để cho đồng được đều. Nguyên liệu sử dụng để đúc tượng “Hưng Đạo Đại Vương” là loại đồng đỏ.

Sau quá trình nấu đồng bỏ vào khuôn sẽ ra sản phẩm
Theo anh Phạm Văn Định, để tạo được một khuôn mặt có hồn, mang khí phách của một người anh hùng nhưng trong đó lại chất chứa vẻ bao dung độ lượng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao bên cạnh đó phải có cái tâm sáng, vững vàng và đức độ với nghề mới có thể làm được. “Tất cả những điều đó tạo nên sự khác biệt, độc đáo của làng nghề đúc tượng “Hưng Đạo Đại Vương” ở Ý Yên”.
Theo một số người thợ chia sẻ để làm xong một pho tượng hoàn chỉnh với những đường nét tinh xảo, sắc nét có thể bày bán thì phải trải qua khoảng 10 ngày vì trong tất cả các khâu đều đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận.

Công đoạn làm nguội tạo hình mặt của Hưng Đạo Đại Vương rất cầu kỳ và khó khăn
Nhưng dù có làm như thế nào đi chăng nữa vẫn phải nổi bật lên khí phách của một người anh hùng trên những pho tượng cũng như phải giữ được nguyên dạng, tính chất của đồng. Để làm màu cho những pho tượng, người thợ đun sôi dung dịch sunfat đồng theo tỷ lệ màu mà khách yêu cầu rồi “tắm” cho tượng.
Sau khi “tắm” thì màu đồng của tượng sẽ tối đi và những đường nét khảm tam khí sẽ được sáng lên. Khi lớp làm màu đã khô, các nghệ nhân phủ một lớp nhũ bóng cuối cùng lên tượng để tránh vân tay cũng như tránh bay mất mầu khi trưng bày cũng như khi động vào nhiều.
Để tạo được một khuôn mặt có hồn, mang khí phách của một người anh hùng nhưng trong đó lại chất chứa vẻ bao dung độ lượng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao bên cạnh đó phải có cái tâm sáng, vững vàng và đức độ với nghề mới có thể làm được
Ông Dương Bá Tuyên, một người thợ với thâm niên chuyên làm “nguội” những pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” cho cả làng nghề đúc chia sẻ: “Riêng tượng Hưng Đạo Đại Vương ở đây sản xuất quanh năm nhưng chủ yếu đông nhất vẫn là thời điểm đầu năm và cuối năm.
Tượng được phân phối rộng khắp cả nước và được suất đi cả nước ngoài. Mỗi sản phẩm chính là sự tâm huyết và lòng nhiệt thành từ đôi bàn tay người thợ làng Vạn Điểm tạo nên. Đi đâu người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra đây là tượng được đúc ở Ý Yên bởi sự độc đáo khó lẫn vào các sản phẩm của nơi khác làm.”
(Theo Dân Trí)
- Dung nhan “Vạn Người Mê” của cô đồng sinh năm 1994 Quê Tại Nam Định
- Học sinh lớp 4 tại Nam Định trả lại 50 triệu đồng nhặt được
- Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc Gia : Phủ Quảng Cung
- Điền Xá Nam Định: Thú chơi đại gia thua hết nông dân
- Giải mã ngôi mộ độc đáo nhất đất Nam Định
- Lại xuất hiện 1 cây hoa giấy dáng siêu cực đẹp, giá 100 triệu
- Mercedes-Maybach S600 giá hơn 14 tỷ lăn bánh tại Nam Định
-
Nam Định: Bị container cuốn vào gầm, nam thanh niên 9X tử vong tại chỗ
-
Bắt trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện Nhi Nam Định
-
Làng cổ Nam Định đánh chuông đón Năm mới
-
Nam Định: Hội chùa Cổ Lễ
-
Ai cũng có thể mất xe máy nếu mắc “lỗi” này
-
Vay 90 triệu, bị ép viết giấy nợ 300 triệu
-
Có xẻ thịt cá voi dạt vào bở biển ở Nam Định, nhưng không ăn
-
Ôtô khách đâm thẳng vào nhà dân, hơn 30 người thoát chết
-
Giải oan cho 11 người con nghi bỏ rơi mẹ già nằm liệt giường ở Nam Định
-
Trưa nay bão “Thần sét” giật cấp 12 – 14 sẽ đổ bộ Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh
-
Xuất hiện ổ dịch, Nam Định tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong trường học
-
Nam Định: Diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019
-
Nam Định: Khốn đốn vì người quen vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn?
-
Xôn xao hình ảnh cô dâu vàng đeo trĩu cổ, đám cưới xuất hiện 2 siêu xe Rolls-Royce
-
Hé lộ nguyên nhân khiến nam thanh niên tử vong dưới sông ở Nam Định