Tiếp tục thực hiện âm mưu xâm lược nước ta, đầu năm 1285 hai cánh quân bộ của giặc Nguyên vượt qua biên giới Đại Việt. Trước sức tấn công ào ạt của quân địch, nhà Trần một mặt triển khai lực lượng trấn giữ những nơi hiểm yếu và bố trí một trận đánh chặn bước tiến của địch trên sông Hồng, mặt khác chủ động tổ chức cuộc rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng.

Hành cung Thiên Trường trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông
Mặc dù quân địch chiếm được Trường Yên và Thiên Trường, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ở đây khiến chúng không lúc nào được yên. Cuối tháng 4 năm 1285, vì sợ bị tập kích bất ngờ, quân Nguyên buộc phải rút khỏi Thiên Trường. Ngày 7 tháng 6 năm 1285, quân ta do đích thân Thượng hoàng và vua Trần Nhân Tông chỉ huy đã tấn công đánh tan quân địch ở Trường Yên. Ngày 9 tháng 7 năm 1285 quân Nguyên bị quét sạch ra khỏi bờ cõi nước ta. Cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai của dân tộc ta toàn thắng.
Sau thất bại năm 1285, đế quốc Nguyên – Mông vẫn không cam tâm từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta vì đây là một đầu cầu quan trọng trong kế hoạch tiến xuống phía nam của chúng. Hơn thế, do cay cú muốn phục thù để giữ thể diện Thiên triều, nhà Nguyên đã huy động tới trên 50 vạn quân không kể phu phục dịch cùng 500 chiến thuyền cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba. Mặc dù trong lần tiến công này lực lượng địch mạnh gấp bội những lần trước, nhưng quân dân Đại Việt lại chuẩn bị cho trận chiến lịch sử với một thái độ tự tin. Khi biết tin giặc xâm phạm bờ cõi, Trần Quốc Tuấn đã nói với vua Trần: “ Năm nay đánh giặc dễ”. Với những kinh nghiệm tích luỹ được qua hai cuộc kháng chiến trước, một mặt nhà Trần chủ động tổ chức một cuộc rút lui chiến lược khiến quân địch không biết được bộ chỉ huy kháng chiến và đại quân ta ở đâu, mặt khác thực hiện kế hoạch tiêu diệt đoàn thuyền chở 17 vạn thạch lương do Trương Văn Hổ chỉ huy và bí mật xây dựng trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng, chuẩn bị chiến trường cho một trận quyết chiến chiến lược.
Trong cuộc tiến công xâm lược này, quân Nguyên hung hãn đã tàn phá hành cung Long Hưng và Thiên Trường. Nhưng tung hoành trên đất nước ta chưa đầy ba tháng thì quân Nguyên đã phải tính đến chuyện rút quân về nước. Chúng hoang mang sợ hãi trước cảnh vườn không nhà trống mà quân và dân thời Trần đã tạo ra, lùng sục khắp nơi mà không thấy bóng dáng đại quân ta, nơi đóng của triều đình thì biệt vô âm tín. Chúng càng khốn đốn khi một đạo quân viễn chinh lớn lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực. Trong khi đó, hoạt động du kích của dân binh và các đạo quân chia nhỏ được đẩy mạnh ở khắp mọi nơi. Đêm đêm những đội quân cảm tử được lệnh xuất kích đánh vào các đơn vị đồn trú của giặc.
Sang tháng 3 khi thời tiết chuyển từ xuân sang hè, quân Nguyên bị dịch bệnh ngày càng nhiều do không hợp khí hậu. Hết hy vọng đánh nhanh, thắng nhanh và sợ bị tiêu diệt hoàn toàn, ngày 30 tháng 3 năm 1288 Thoát Hoan ra lệnh cho đại quân rút lui về nước. Nhưng kế hoạch rút chạy của chúng đã không thành công.
Với tài nghệ tổ chức chiến dịch và tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân dân thời Trần, đoàn binh thuyền của địch đã bị đánh tan trên sông Bạch Đằng ngày 9 tháng 4 năm 1288. Ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên hoàn toàn bị đè bẹp. Chín ngày sau, Thượng hoàng và vua Nhân Tông về Tức Mặc và Long Hưng làm lễ hiến tiệp trước lăng mộ của tiền nhân. Trong không khí trang nghiêm và xúc động, vua Trần đã để lại đời sau hai câu thơ bất hủ :
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã /Sơn hà thiên cổ điện kim âu
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,/ Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Trong số các Thượng hoàng đã sống và làm việc tại hành cung Thiên Trường, Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu. Ông không chỉ là vị hoàng đế anh hùng đã có công lớn trong việc tổ chức hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thắng lợi mà còn là một nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà ngoại giao, và nhà văn hoá kiệt xuất thời Trần. Ông là người gắn bó và có nhiều đóng góp trực tiếp với quê hương. Hành cung Thiên Trường đã chứng kiến nhiều quyết định quan trọng của ông, nhất là việc cất nhắc những người hiền tài vào các chức vụ quan trọng.
Với hào khí Đông A, nhà Trần đã đưa đất nước vào một thời kỳ thịnh trị bằng những thành tựu đặc sắc trên mọi phương diện quân sự, kinh tế và văn hoá. Những người con ưu tú của đất Nam Định thời Trần mà tiêu biểu là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, những vị vua anh hùng như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông… đã trở thành những vị thánh trong lòng dân, được thờ phụng ở khắp mọi miền của đất nước.
Nguồn tin: Địa chí Nam Định
- 4 năm sau đăng quang, chuyện xoay quanh Hoa hậu Kỳ Duyên là hút thuốc, chửi bậy và bạn trai đại gia?
- Bộ ảnh kỷ yếu tái hiện thời bao cấp CHẤT LỪ của học sinh Nam Định, ai xem cũng phải trầm trồ
- Biển Hải Hậu và những bãi biển đẹp ở miền Bắc thu hút du khách dịp hè
- Con mong lắm được trở về Nam Định! Nơi ấm lòng những kỷ niệm quê hương
- Làm thế nào để tránh ùn tắc chợ Viềng
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Chợ Viềng – Tại sao lại có cái tên “Viềng”?
-
Đền Trạng Nguyên Nguyễn Hiền
-
Cây sưa ở Nghĩa An – Nam Trực Nam Định
-
Hỗn loạn sau giờ khai ấn đền Trần
-
Thành Phố Nam Định Về Đêm
-
Toàn Cảnh Quê Hương Nam Định
-
Clip: Mải đuổi theo quả bóng, cậu bé suýt bị xe buýt tông trúng
-
Nam Định: Hồi sinh hạt gạo tiến vua
-
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
-
Nguyên Phó giám đốc Petroland bị Bộ công an truy nã là ai?
-
Nam Định: Va chạm với xe ô tô, người đàn ông tử vong thương tâm
-
Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè
-
Món nem trứ danh của Giao Thủy-Nam Định
-
Nam Định: thanh niên 17 tuổi bị mất chức năng bàn tay vĩnh viễn vì điện thoại phát nổ
-
Miền Bắc sắp có mưa, chấm dứt nắng nóng
-
Cận mặt đối tượng gây án trên bàn nhậu ở Nam Định khiến 1 người chết