Về Nam Định gặp người phụ nữ có sức mạnh kéo xác máy bay Mỹ.

Về Nam Định gặp người phụ nữ có sức mạnh kéo xác máy bay Mỹ.

Sức mạnh nào đã biến đôi bàn tay của người đàn bà tưởng chừng yếu đuối lại trở nên phi thường đến thế

Bức ảnh “Sự trừng phạt đích đáng” được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự.

Bà Nhiên ở ngõ Văn Nhân

Dù bom rơi đạn nổ của giặc ngoại xâm trên bầu trời cũng không hề làm nao núng ý chí của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Một khi đất nước lâm nguy, kẻ ngoại bang xâm lăng hòng cướp nước thì tất cả những người con nước Việt đều sẵn sàng cầm súng một lòng vì sự độc lập tự do của Tổ quốc. Người đàn bàn Hà Thị Nhiên mà chúng tôi tiếp xúc dưới đây, đã từng trải qua một thời như thế, giờ mặc dù đã tuổi cao nhưng ý chí và lòng dũng cảm của một thời vẫn có trong bà như thời con gái khi thời đất nước bị giặc xâm lăng.

Bà Nhiên hạnh phúc bên gánh hàng mỗi sớm mai

Trong con ngõ Văn Nhân thuộc phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, dáng người phụ nữ tần tảo vẫn sớm hôm trên lối nhỏ bình yên của thời đất nước hội nhập. Bà Hà Thị Nhiên, người con gái biểu tượng ý chí sức mạnh của lòng dũng cảm trong bức ảnh “người phụ nữ kéo xác máy bay” bên bờ cát biển Hải Thịnh, Nam Định giờ đã thành bà ngoại. Song, câu chuyện về ý chí của những lòng dũng cảm của người con nước Việt vẫn như dòng máu chảy trong nguồn mạch trên cơ thể nữ dân quân một thời.

Lớp trẻ giờ đây ít ai biết về một thời oanh liệt của nữ dân quân du kích này

Khi ấy, vào những năm 1966-1967 máy bay địch sau khi vào oanh tạc Nam Định xong thường quay xuống hướng biển Hải Thịnh và lúc đó còn bao nhiêu bom chúng đều trút hết xuống vùng đất này.

Công việc của nữ dân quân ngoài việc cầm súng, còn đi thu lượm những vật chứng mà quân xâm lược bỏ chạy bị rơi, hình ảnh nữ dân quân kéo xác máy bay là ý chí của lòng dũng cảm của dân tộc, và chính là sự trừng phạt thích đáng đối với kẻ thù xâm lược. Khoảnh khắc được ghi lại, sau đó được nhiều báo chí quốc tế in lại để phản đối sự xâm lược của đế quốc Mỹ đã vô cớ hủy hoại dân tộc Việt Nam.

Nữ dân quân năm xưa mưu sinh trong cuộc sống đời thường hôm nay

Đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng kỷ niệm về những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khổ, hy sinh hào hùng của quân và dân ta vẫn còn in đậm trong tâm khảm và ký ức của mỗi người dân. Hình ảnh nữ dân quân du kích kéo xác máy bay trên vùng biển Hải Thịnh, Nam Định năm xưa như tạc vào lòng của thế hệ trẻ hôm nay một ý chí, tất cả hy sinh vì độc lập của dân tộc, vì sự hòa bình của nhân loại. Chiến tranh đã lùi xa, những người còn lại hôm nay họ đã trở về cuộc sống thường nhật bình dị như bao con người khác. Bà Nhiên cũng không nằm ngoại lệ, đã trở về với cuộc mưu sinh, vất vả.

“Chẳng phải riêng tôi, mà khi ấy ai cũng một lòng vì cống hiến vì Tổ quốc, vì hòa bình. Khi đất nước bị kẻ thù xâm chiếm, thì dù có biết chết tôi cũng không hề run sợ. Và tất cả mọi người đều như thế, không riêng gì mình tôi.”- bà Hà Thị Nhiên tự hào về một thời khói lửa. Sức mạnh nào đã làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Đó là ý chí của lòng dũng cảm, đó là tinh thần một lòng của một dân tộc đoàn kết. Giờ đây, nữ dân quân thuở ấy đang hối hả với cuộc sống thường nhật, những no toan cơm áo của gia đình cũng lại làm cho bà cuốn theo những gì mà cuộc sống đặt ra. Như thế cũng đủ làm bà Nhiên thấy hạnh phúc.

Hình ảnh được trưng bày trong Bảo tàng lịch sử quân sự VN (Ảnh: Trần Việt Đức)

Biểu trưng của một thời ác liệt

Thực ra, bà Nhiên không chẳng khi nào ước muốn hay nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành tiếng tăm như đã và đang có. Từ khoảnh khắc, hình ảnh của bà- nữ dân quân kéo xác máy bay trên vùng biển Hải Thịnh- đã nhanh chóng trở thành biểu trưng về sự kiên cường, dũng cảm của nữ dân quân du kích. “Ai sinh ra thời ấy mà chẳng thế. Kẻ cướp nước thì làm cho bụt cũng phải nổi giận.”- bà Nhiên hồi tưởng. Quả đúng. Trừ khi đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu những gì diễn ra, chứ còn nam giới hay phụ nữ ở thời đất nước chiến tranh, sao mà có thể đứng nhìn được.

Ngõ nhỏ Văn Nhân TP Nam Định quen gánh
hàng tào phớ mỗi sớm mai của bà Nhiên

Nhiên của hôm nay là những buổi sớm tinh mơ với gánh hàng tào phớ sáng bên vỉa hè. Đó là thường nhật của hôm nay, của thời đất nước thanh bình, hội nhập. Những buổi sớm mai tần tảo gánh hàng quà sáng ra phố mưu sinh như thế, để con cháu hiểu được, dù trong mọi hoàn cảnh, đã sẵn ý chí thì sẽ trở thành điều hạnh phúc. Bởi nỗi vất vả gánh nặng cuộc sống, những khó khăn phải đối mặt chẳng thể làm buồn phiền hay lo lắng, mà chỉ là thử thách mà cuộc sống đặt ra cho mỗi con người để tìm hạnh phúc trong đó mà thôi. Bà Nhiên tâm sự: “Tôi chưa bao giờ phải ưu tư vì nỗi vất vả. Mà ngươc lại, nỗi vất vả như đã như tiếp thêm cho bà nghị lực để vun đắp cuộc sống hạnh phúc ở tuổi xế chiều”. Những công việc mỗi sớm mai là những sinh hoạt gắn bó với bà từ mấy chục năm qua, và làm như vậy cũng bởi không muốn trở thành gánh nặng cho con cái.

“Sự trừng phạt đích đáng”- như biểu trưng lòng dũng cảm của
Nhiếp ảnh gia Quang Văn sau khi đoạt giải Quốc tế năm 1970,
đã được nhiều khán giả trong nước và quốc tế sưu tầm.

Mỗi buổi sớm mai tần tảo, bà Nhiên đã nuôi con cái trưởng thành, và đã có gia đình riêng hạnh phúc. Đó cũng chính là niềm an ủi lớn nhất đối với một đời lo toan vất vả của người nữ dân quân năm xưa. Người dân ở con ngõ Văn Nhân, có người biết, có người không biết, xưa kia bà Nhiên từng một mình kéo xác máy bay của giặc Mỹ trên bờ biển Hải Thịnh, song, điều đó cũng rất đỗi bình thường, bởi hình ảnh một bà Nhiên gánh sữa đậu nành mỗi ngày mới làm cho ta thấy một điều giản dị của nữ dân quân du kích từng trải qua một chiến tranh ác liệt.

Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống hôm nay của còn nhiều vất vả. Song hình ảnh nữ dân quân kéo xác máy bay dưới vùng biển Hải Thịnh năm nào giờ đây vẫn hiên ngang như một chứng tích của sự trừng phạt thích đáng đối với kẻ thù xâm lược.


TOP