Theo Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, những năm gần đây tình trạng nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp đã và đang xuất hiện ở nhiều huyện, thành phố. Qua thống kê, mỗi vụ gieo cấy bình quân người nông dân bỏ hoang khoảng 200ha đất nông nghiệp.
Tình trạng này thường xảy ra ở những nơi khó khăn về nguồn nước tưới tiêu, chuột gây hại dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp; hoặc tại nhiều địa phương có nhiều lao động đi làm ở những khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt, vụ mùa năm 2018 này, diễn biến thời tiết khó lường nên diện tích lúa bị bỏ hoang lên đến gần 1.000ha.
Ông Đỗ Hải Điền – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho biết: Vụ mùa năm 2018, do ảnh hưởng của mưa lớn và ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 xảy ra đúng vào thời kỳ cao điểm gieo cấy lúa mùa, kết hợp với xả lũ từ các hồ thủy điện đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 31.000ha lúa.
Trong đó, 23.100ha phải gieo cấy lại hoàn toàn. Ðến hết ngày 1.8.2018, toàn tỉnh cấy và sạ được 64.330ha lúa mùa, đạt 84% tổng diện tích gieo cấy lúa; trong đó có 21.624ha diện tích gieo sạ.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp tại Nam Định, theo ông Điền là do hiệu quả từ sản xuất lúa chưa cao.
“Một sào trồng lúa hiện nay trừ tất cả các chi phí như thuê làm đất, thuê cấy, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch lúa, người nông dân chỉ lãi hơn 200.000 đồng/vụ. Trong khi đó, bình quân mỗi nhân khẩu tại Nam Định chỉ có khoảng 400m2, thậm chí có nơi chỉ khoảng 200m2; bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng 1.500 – 1.700m2. Nếu gieo cấy hai vụ lúa trong vòng sáu tháng, mỗi nhân khẩu chỉ lãi khoảng 400.000 đồng” – ông Điền nói.
Do đó, ở những nơi khó khăn nguồn nước, gần khu dân cư, sâu, bệnh gây hại nhiều, nông dân thường không mặn mà cấy lúa. Hay tại những nơi lao động chính đi làm công nhân, lao động sản xuất nông nghiệp phần lớn là người già cho nên cũng không mặn mà với cây lúa.
Ðể hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang, ông Đỗ Hải Điền cho biết, những năm qua Sở NNPTNT tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh cơ giới hóa, giải phóng sức lao động, đưa các giống mới năng suất, chất lượng, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để giúp nông dân nâng cao hiệu quả canh tác, bảo đảm thu nhập.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng thành lập những vùng sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưới hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới để nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác giúp người dân yên tâm sản xuất. Ðồng thời đẩy mạnh việc chuyển đổi đất chuyên lúa hiệu quả thấp sang trồng rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo (Dân việt)
- Hotgirl thẩm mỹ Vũ Thanh Quỳnh: 2 năm trước bị quỵt lương, nay nhan sắc thăng hạng, được người bí ẩn tặng hoa mỗi ngày
- Đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa lễ hội
- Thủy tinh Xối Trì, nơi sinh ra những chiếc cốc uống bia huyền thoại
- Đặc sản Nam Định: Cá nướng úp chậu
- Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống
- Lạ mắt với bộ kỷ yếu sặc mùi hắc ám của học sinh THPT Tống Văn Trân Nam Định
- Đền Đồng Quỹ Nam Trực Nam Định
- Nam Định: Mở cao điểm kiểm tra điều kiện an toàn xe khách
- Bé trai 4 tuổi tử vong bất thường sau bữa ăn trưa tại trường
- Cầu Đò Quan Nam Định trở thành nơi tự tử từ khi nào ?
- Ghé Giao Thủy – Nam Định, thưởng thức nem nắm trứ danh, ăn là nhớ
- Bí thư Tỉnh đoàn Nam Định được phân công làm Bí thư huyện uỷ
- Nam Định: ‘Nữ quái’ làm giả sổ đỏ chiếm đoạt hàng tỷ đồng của người dân
- Vụ ăn cỗ lấy phần: Người Nam Định có hẳn bài thơ “Ăn cỗ lấy phần” ai cũng biết
- Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định
- Những địa điểm khó bỏ qua ở Nam Định
- Trưởng Ban dân vận tỉnh được điều động làm Bi thư Thành ủy TP Nam Định
- Kẹo Sìu Châu – Văn Hóa Ẩm Thực Việt
- Phá đường dây buôn thuốc lắc “khủng” nhất từ trước đến nay ở Nam Định
- Clip: Tài xế trong vụ tai nạn ở Nam Định được minh oan nhờ camera an ninh
- Lễ hội bơi trải truyền thống của làng Đỗ Xá – Điền Xá – Nam Trực – Nam Định
- Nhiều bất thường đằng sau những vụ vỡ nợ tại Nam Định