Nghề nặn tò he truyền thống ở thôn Hà Dương

Nghề nặn tò he truyền thống ở thôn Hà Dương

Từ bàn tay khéo léo và sự tâm huyết, những người nặn tò he thôn Hà Dương, xã Hoàng Nam (Nghĩa Hưng, Nam Định) đã “biến” thứ bột nặn thành những sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, đa sắc màu. Tò he từ một đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân nơi đây.

Những năm 1960, nghề nặn tò he là nghề chính nuôi sống nhiều gia đình trong thôn, từ đứa trẻ bi bô tập nói đến các cụ đầu bạc ai ai cũng biết nặn tò he. Do bột nặn làm bằng nguyên liệu bột gạo không có hóa chất nên khi bán ế hàng, mâm tò he lại trở thành món ăn của cả nhà (!) Thời đó, nghề làm tò he phát triển cực thịnh bởi thứ đồ chơi dân gian làm nhanh, đẹp, bắt mắt trẻ con, lại rẻ. Với một bơ gạo trải qua các công đoạn thành bột nặn có thể làm hàng trăm hình thù khác nhau từ các loại hoa đến các con vật nhưgà, ngựa… Người biết trước dạy người làm sau, người làm giỏi dạy những chi tiết khó hơn cho người mới biết làm, cứ thế nghề nặn tò he “cha truyền con nối” tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Làng nghề nặn tò he truyền thống ở thôn Hà Dương

Làng nghề nặn tò he truyền thống ở thôn Hà Dương

Tại các lễ hội đình, chùa, khu vực dành cho những nghệ nhân nặn tò he luôn thu hút sự chú ý của người đi hội, nhất là trẻ con. Những bàn tay thoăn thoắt cấu những cục bột, phối các màu xanh, đỏ, trắng, vàng cùng đồ nghề đơn sơnhư que tre, chiếc lược nhựa, thoáng chốc biến thành hình cô tiên, lão ngư ngồi câu cá hay nhân vật Tôn Ngộ Không múa gậy thần kỳ… Nghề làm tò he không chỉ đơn thuần cầm bột lên rồi nặn. Trước khi làm người nghệ nhân phải hình dung màu sắc, mảng khối nào sẽ hợp với tính cách nhân vật mình thể hiện. Ví dụ như nặn Tôn Ngộ Không về cơ bản các nghệ nhân sẽ nặn giống nhau, nhưng từng tiểu tiết như mắt, gậy, mũ… của mỗi người nặn lại khác nhau; hay khi nặn các dũng tướng cũng phải toát lên thần thái của nhân vật, mặc dù đôi khi chỉ người trong nghề mới có thể nhận ra. Để có một sản phẩm tò he theo cách truyền thống của thôn Hà Dương phải trải qua nhiều khâu, từ chọn nguyên liệu đến cách “gây” thành bột. Gạo để làm bột phải là loại gạo tẻ pha với một ít gạo nếp mùa, được ngâm với nước mưa trong 3-4 tiếng, sau đó đãi sạch, giã kỹ, cho vào chõ xôi đun cách thủy, nhỏ lửa. Sau đó, bột được nắm lại thành từng vắt và nhuộm màu. Màu nhuộm được chế biến từ các loại cây lá tựnhiên: Màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc, màu đen thì dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá riềng hoặc lá trầu không; các màu sắc trung gian khác đều được phối từ bốn màu cơ bản này. Để tò he bóng, người nghệnhân sau khi nặn xong phải cho vào chõ xôi đun từ 10-15 phút rồi lấy ra, khi khô tò he sẽ không bị biến dạng mà bóng đẹp lạ thường. Trước kia, người dân thôn Hà Dương thường nặn sẵn tò he ở nhà rồi đặt lên những mẹt tre mang ra chợ chứ không gắn vào thanh tre như bây giờ.
0
Khi đồ chơi hiện đại ngày càng phong phú, tò he mất dần khách hàng nên nghề cũng dần mai một. Hiện chỉ còn rất ít người ở Hà Dương theo nghề bởi sự đam mê với nghề và cũng chỉ hoạt động theo mùa vụ. Nghệ thuật nặn tò he ở thôn Hà Dương là nét văn hóa truyền thống cần được gìn giữ. Tò he không chỉ bao gồm những nguyên liệu đơn giản, an toàn với người chơi, gần gũi trong cuộc sống mà qua mỗi sản phẩm tò he gắn với một câu chuyện, sự tích, còn mang tính truyền thụ, giáo dục các em, hướng đến những giá trị chân – thiện – mỹ.

Xem thêm Tin Tức Nam Định

Theo: Dulichnamdinh.com.vn


TOP