Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa bão, tỉnh Nam Định đã tập trung đánh giá hiện trạng đê điều và lên phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm.
Theo Sở NN-PTNT Nam Định, thời gian qua, đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra, tham mưu xử lý khắc phục kịp thời các sự cố sập, sạt lở đê điều do mưa, triều cường, bão gây ra. Phối hợp với các địa phương tổ chức tổng kiểm tra, rà soát, tổng hợp vi phạm, kết quả xử lý, đôn đốc xử lý giải tỏa vi phạm pháp luật đê điều ở các huyện.
Xây dựng hoàn thiện báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lũ bão; phương án hộ đê, hộ đê toàn tuyến năm 2020; xây dựng bản đồ trọng điểm phòng chống lụt bão năm 2020. Thu thập dữ liệu đê điều bằng máy flycam tại 26 trọng điểm phòng chống lụt bão.
Ông Trần Đức Việt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định cho hay, toàn tỉnh có 663 Km đê và 8 Km đê biển Cồn Xanh. Trong đó, đê từ cấp I – cấp III dài 365km (đê biển 91Km, đê song 274Km); đê dưới cấp III dài 298Km.
Có 160 Km kè bảo vệ các tuyến đê sông và đê biển; 219 cống qua đê cấp I đến cấp III, có 63 cống qua đê dưới cấp III. 31 bối, trong đó có 28 bối có dân và 3 bối không có dân. Một số Bối lớn như bối Đồng Tấm, Yến Đồng – Yên Trị, Hồng Long, Hồng Hà, Thắng Thịnh…
Cũng theo ông Việt, đơn vị đã kết hợp với các cơ quan liên quan, địa phương kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình đê điều trước mùa lũ, bão năm 2020.
Tổng hợp các trọng điểm, vị trí xung yếu đê, kè, cống. Có tổng cộng 26 trọng điểm, trong đó có 3 trong điểm cấp tỉnh là Hải Thịnh 3, Hữu Ninh K28+150-K40+580, Đê kè Quy Phú và 23 trọng điểm cấp huyện.
“Hiện đơn vị đã xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm, vị trí xung yếu đê, kè, cống. Xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến – tìm kiếm cứu nạn trong mùa lũ bão năm 2020.
Lập danh mục, đề xuất đầu tư nâng cấp các hạng mục công trình đê điều xuống cấp để đảm bảo an toàn đê điều trong mùa lũ, bão. Tuy nhiên do khó khăn về kinh phí nên việc đầu tư nâng cấp vẫn chưa đáp ứng được thực tế xuống cấp của các công trình đê điều”, ông Việt nói.
Ông Việt cho biết thêm, để chủ động đối phó với các tình huống có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, đơn vị đã kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các cấp, phân công nhiệm vụ, phụ trách địa bàn đối với các thành viên Ban chỉ huy.
Xây dựng, củng cố lực lượng xung kích PCTT tại cấp xã, là lực lượng tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN theo kế hoạch và phương án PCTT&TKCN cấp cơ sở.
- Làng nghề nước mắm Sa Châu Nam Định
- Hoa hậu Kỳ Duyên diện áo khoét lưng sâu hun hút làm giám khảo nhan sắc
- Sự thật về cô bé đỡ tráp ăn hỏi ở Nam Định
- “Vua cà phê” Việt có nguy cơ mất nửa tài sản
- Ý Yên: Chuyện lạ về ‘cụ’ cây quý hiếm 600 tuổi
- Hải Hậu: ‘Xông’ biển đầu năm, thu đậm ‘lộc’ trời
- Nhà thờ Giáo xứ Dương A – Nam Trực Nam Định
- Chiêm ngưỡng cây cảnh độc đáo giá bạc triệu ở phiên chợ bán rủi cầu may đầu năm
- Nam thanh niên mang súng côn tự chế dạo phố ở Thủ đô
- Nam Định: Audi A6 gặp tai nạn hy hữu “treo ngược cành cây”
- Nhớ hoài bánh cuốn làng Kênh Nam Định
- Nem nắm Giao Thủy có gì đặc biệt?
- Hoa hậu Kỳ Duyên có cơ hội được tham gia Hoa hậu Thế giới?
- Nam Định: Triều cường dâng cao, nhiều ki ốt ngập trong nước
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Nam Định đột phá từ tái cơ cấu nông nghiệp
- Yếu tố cấu thành Tội cho vay lãi nặng và hình phạt?
- Phở chửi nổi tiếng Nam Định: Bán cho các sếp là chính
- Huyện Ý Yên, Nam Định: Bờ sông Sắt đang bị lấn chiếm nghiêm trọng
- Hải Hậu Nam Định: Trai trẻ 18 tuổi để lại dép và xe đạp, nhảy xuống sông Múc tự tử
- Có hẳn đường dây ‘chạy’ chế độ từ thôn đến tỉnh ở Nam Định (2)
- Dạo quanh làng tơ Cổ Chất, Nam Định