Mặc dù nằm trong diện quy hoạch cán bộ nguồn nhiều năm nay, thế nhưng cô Phạm Thị Lan A, cô Trần Thị Sen, những giáo viên ưu tú của trường mầm non Giao Hương lại không được bổ nhiệm theo đúng quy định.
Ngược lại có những trường hợp thiếu hàng loạt tiêu chuẩn vẫn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Hiệu phó.
Bổ nhiệm thần tốc “quyền Hiệu trưởng, Hiệu phó”
Mới đây, Báo ĐS&PL nhận được Đơn Tố Cáo của cô Trần Thị Sen – giáo viên trường mầm non Giao Hương gửi đến với nội dung như sau:
Năm học 2016 – 2017, Trường mầm non Giao Hương có 25 cán bộ giáo viên. Trong đó có cô Nguyễn Thị Lụa – Hiệu trưởng; Cô Nguyễn Thị Cúc – Phó Hiệu trưởng; Cô Phạm Thị Lan A – Phó Hiệu trưởng.
Vào tháng 10/2016, cô Nguyễn Thị Lụa – Hiệu trưởng chuẩn bị về nghỉ hưu theo chế độ, cô Lụa đã xin ý kiến lãnh đạo các cấp làm tờ trình giới thiệu nhân sự chức danh Hiệu trưởng, Hiệu phó theo danh sách quy hoạch nguồn giai đoạn 2015 -2020. Trong cuộc họp, Ban Giám hiệu (BGH) thống nhất đề xuất cô Phạm Thị Lan A giữ chức Hiệu trưởng, cô Trần Thị Sen giữ chức Phó Hiệu trưởng. Tuy nhiên cô Nguyễn Thị Cúc (1965) đã có ý kiến đề xuất bản thân vào chức danh Hiệu trưởng nhưng cô Nguyễn Thị Lụa thấy chưa phù hợp vì cô Cúc không có tên trong danh sách quy hoạch nguồn và chưa đủ nhiệm kỳ để xin đề xuất bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Kết thúc cuộc họp, cô Lụa – Hiệu trưởng đã xin ý kiến lãnh đạo địa phương và được các lãnh đạo ký duyệt theo đề xuất trên. Cô Lụa cũng đã mang tờ trình đề xuất gửi Phòng Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) huyện Giao Thủy, cụ thể là gửi trực tiếp tờ trình cho thầy Nguyễn Cao Cường – Trưởng phòng GD&ĐT.
Nội dung đơn tố cáo cô Trần Thị Sen bức xúc nêu rõ: “Không hiểu vì một lý do nào đó mà việc làm quy trình cán bộ quản lý của trường mầm non Giao Hương lại không được tiến hành, mà để chờ đợi cho đến tháng 11/2016 khi cô Nguyễn Thị Lụa – Hiệu trưởng nhận quyết định nghỉ hưu, thì việc làm quy trình cán bộ quản lý trường mầm non Giao Hương mới được tiến hành. Nhưng việc làm quy trình này lại không đúng như nội dung tờ trình mà cô Lụa đã trình lên cho thầy Nguyễn Cao Cường (Trưởng phòng GD&ĐT) hồi tháng 10/2016 ? Mà ngược lại cô Nguyễn Thị Cúc – Phó Hiệu trưởng là người không có tên trong danh sách quy hoạch nguồn Hiệu trưởng giai đoạn 2015-2020 lại được bổ nhiệm Quyền Hiệu trưởng? Còn việc làm quy trình Phó Hiệu trưởng thì không thấy nhắc đến?”
Mặc dù tiếp nhận quyền Hiệu trường từ tháng 12 năm 2016, nhưng đến tháng 5/2017, cô Nguyễn Thị Cúc mới cho tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm chức danh phó Hiệu trưởng cho 2 cô giáo : Phạm Thị Lan B (1984) và Trần Thị Sen (1974). Kết quả kiểm phiếu cô Phạm Thị Lan B đạt 3/8 phiếu (chiếm 37.5%); Cô Trần Thị Sen đạt 5/8 phiếu (62.5%).
“Kết quả công khai, rõ ràng, minh bạch như thế nhưng không hiểu lý do gì mà việc làm quy trình chức danh Hiệu phó lại không được tiến hành ngay để kéo dài cho đến ngày 11/9/2018 cô Cúc cho họp Chi ủy chi bộ và trình một mình tên cô Phạm Thị Lan B – là người có số phiếu tín nhiệm thấp (3/8 phiếu) lên các cấp lãnh đạo” Cô Sen nhấn mạnh.
Quá bức xúc với những việc làm sai trái, lợi dụng chức quyền, đi sai chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước của cô Nguyễn Thị Cúc, cô Trần Thị Sen đã làm đơn kiến nghị và tài liệu liên quan gửi đến các cấp thẩm quyền. Tuy nhiên, bỏ qua hết những thông tin, tài liệu mà cô Sen cung cấp ngày 26/9/2018, Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ huyện đã làm quy trình cấp tốc bổ nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng cho cô Phạm Thị Lan B.
Chủ tịch huyện khẳng định đúng quy trình
Sau khi nhận được Đơn Tố Cáo của cô Trần Thị Sen, phóng viên Báo ĐS&PL cũng đã có liên hệ với cô Nguyễn Thị Cúc – Quyền hiệu trưởng Trường mầm non Giao Hương để đặt lịch làm việc. Tuy nhiên cô Cúc liên tục cáo bận với lý do đang họp, hoặc không nghe máy số lạ.
Phóng viên liên hệ với cô Nguyễn Thị Lụa – Cựu Hiệu trưởng trường mầm non Giao Hương, cô Lụa cho biết: “ Trước khi tôi về hưu, tôi có làm tờ trình đưa cô Phạm Thị Lan A và cô Trần Thị Sen lên thì xã đã duyệt rồi. Còn cô Cúc thì không có trong diện nguồn quy hoạch. Sau đó, tôi có đưa tờ trình lên phòng thì thầy Trưởng phòng bảo để xem xét giải quyết”.
Từ thời điểm thầy Nguyễn Cao Cường – Trưởng phòng GD&ĐT nhận tờ trình đề xuất của cô Lụa để xem xét giải quyết kéo dài đến lúc cô Lụa nghỉ hưu vẫn chưa giải quyết bổ nhiệm xong chức danh Hiệu trưởng, Hiệu phó cho trường mầm non Giao Hương.
Trớ trêu là ngay sau khi cô Lụa nghỉ hưu, người không có tên trong danh sách cán bộ quy hoạch nguồn là cô Nguyễn Thị Cúc thì lại được bổ nhiệm Quyền Hiệu Trưởng? Đáng nói hơn sau khi đảm nhiệm Quyền Hiệu trưởng, cô Cúc lại chỉ đề xuất một mình cô Phạm Thị Lan B giữ chức danh Hiệu phó.
Trả lời về vấn đề này, Ông Nguyễn Thành Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy cho biết cũng đã nhận được đơn thư của cô Trần Thị Sen, chúng tôi cũng đã giao cho Ủy ban kiểm tra, chậm nhất là trong 60 ngày làm việc là có kết quả.
Ông Nguyễn Thành Mạnh cũng nhấn mạnh: “Giao cho 2 cơ quan đi làm (phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ), nếu 2 cơ quan làm sai thì buộc phải xử lý vì nó liên đới cả tôi và tôi cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi tin không sai vì khi chuyển hồ sơ sang, tôi trình thường trực bộ tôi thẩm định kỹ rồi, từ ngày tháng năm chứ không thể bịa được. Tôi giám khẳng định với đồng chí là không thể bịa nổi, và quy trình bổ nhiệm cô Lan này là hết sức chặt chẽ và xứng đáng với tập thể cấp ủy Đảng ngoài đó.”
Vụ việc cụ thể, rõ ràng đến như vậy, với một người không có trong nguồn cán bộ quy hoạch như cô Nguyễn Thị Cúc lại được bổ nhiệm chức danh Quyền Hiệu Trưởng? Ngoài ra, Cô Cúc lạm dụng chức quyền đề xuất cô Phạm Thị Lan B làm Hiệu phó mà không thông qua biên bản phiếu tín nhiệm trong cuộc họp liên tịch thế nhưng không hiểu lý do gì mà lãnh đạo các cấp huyện Giao Thủy vẫn khẳng định là chặt chẽ, đúng quy trình.
Với việc lạm dụng chức quyền, làm sai quy định như thế này rất mong các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định sớm vào cuộc điều tra tìm hiểu, quán triệt nhanh chóng, dứt điểm những sai phạm còn tồn đọng trên địa bàn huyện Giao Thủy.
Theo (khoe365.net.vn)
- “Siêu phẩm thẩm mỹ Nam Định” không muốn yêu dù được đại gia theo đuổi
- Nhà Lưu Niệm Cố Tổng Bí Thư Trường Chinh
- Fan nữ Nam Định, Hà Nội tăng sức “nóng” cho SVĐ Thiên Trường
- Hải Hậu: Chùa Phúc Hải – Hải Minh
- Cuộc sống ít người biết đến ở “thiên đường sung sướng” Quất Lâm
- Nhà thờ Giáo xứ Lục Thủy – Xuân Trường Nam Định
- Kỳ bí ngôi làng “hình cá chép” độc nhất Việt Nam
- Nam Định: Tàu hàng đâm thuyền đánh cá: Chồng sống sót, vợ tử vong
- Xôi cá rô, món ngon của đất Thành Nam
- Đột kích sới bạc khủng tại Ý Yên Nam Định
- Thịt chó làm nóng cộng đồng mạng
- Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2016
- Cô gái quê Nam Định mất tích bí ẩn sau khi đưa bạn trai ra sân bay, 5 ngày sau phát hiện thi thể dưới sông Hồng
- Hai án tử hình cho những kẻ sử dụng trái phép vũ khí quân dụng để giết người
- Nam sinh viên đâm thấu ngực bạn vì nghi lấy điện thoại
- Bình minh trên biển Quất Lâm, Nam Định
- Giao Thủy: Khám phá “sân ga” của những đàn chim di cư
- Đã tìm thấy cô gái nhảy cầu Đò Quan tự tử ngày 26/06/2016
- Các tỉnh cấm biển, di dời dân, hoãn cuộc họp không cần thiết để ứng phó bão số 3
- Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận – Giao Thủy Nam Định
- Nam Định: Cứu thành công bé trai bị kéo đâm vào tai
- Bao giờ ông Sỹ hết vận đen?