Nam Định: Người dân tố dự án nhỏ nhưng bị rút ruột hàng trăm triệu đồng

Nam Định: Người dân tố dự án nhỏ nhưng bị rút ruột hàng trăm triệu đồng

Người dân bức xúc về việc đơn vị làm hỏng cầu đã đền kinh phí sửa chữa, thế nhưng chính quyền xã vẫn “ngửa tay” xin thêm ngân sách huyện hơn 600 triệu đồng chỉ để đổ lại mặt cầu. Trong khi người dân muốn đấu thầu đổ lại mặt bằng cầu chỉ vài chục triệu. Chính điều đó gây nhiều bức xúc trái chiều về việc chính quyền xã “ăn hai mang” về nguồn kinh phí này. Trong khi đây chỉ là một công trình nhỏ.

Tạp chí Ngày mới Online nhận được phản ánh của người dân xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định về việc UBND xã này đầu tư sửa chữa mặt cầu không thông qua đấu thầu, có dấu hiệu kê khai khống nhằm rút ruột ngân sách.

Theo đó, cây cầu dân sinh bắc qua tuyến đường liên xã Trung Đông bị một đơn vị thi công chở cột điện quá tải đi qua khiến cây cầu bị gãy. Sự việc đã được các cấp chính quyền lập biên bản hiện trạng và đánh giá mức độ hư hỏng. Phía đơn vị làm gãy cầu đã đền bù toàn bộ thiệt hại và bỏ ra toàn bộ chi phí để khắc phục cây cầu về nguyên trạng ban đầu.

Người dân ý kiến việc tu sửa người dân muốn đấu thầu chưa tới một trăm triệu nhưng xã lại chỉ định thầu gần bảy trăm triệu tiền Nhà nước trong khi đơn vị vận chuyển làm gãy cầu lại đền bù khoản riêng

Thế nhưng, UBND xã Trung Đông lại có văn bản gửi UBND huyện Trực Ninh, đề nghị UBND huyện bố trí kinh phí tu bổ, sửa chữa lại mặt cầu, đồng thời chỉ định một đơn vị thi công xây dựng lại cầu mà không hề thông qua đấu thầu. Việc này đã khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc. Bởi việc xây dựng bất kỳ một công trình nào có nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chính quyền địa phương phải tiến hành qua hình thức đấu thầu công khai rộng rãi.

Từ việc chỉ định thầu đó, kinh phí để đổ một mặt cầu có chiều dài vài mét đã “ngốn” hơn 700 triệu tiền ngân sách Nhà nước, một con số mà theo người dân nơi đây cho rằng là “không tưởng” và quá đắt đỏ, tốn kém hơn cả việc xây dựng một cây cầu mới.

Bà T.T.H, một người dân địa phương cho biết: “Người dân chúng tôi đề nghị kinh phí sửa chữa lại cây cầu phải do đơn vị làm gãy cầu thực hiện, họ cũng đồng ý với phương án này. Tuy nhiên, UBND xã lại chỉ định thầu cho một doanh nghiệp khác mà không thông qua đấu thầu, số tiền sửa chữa lại quá lớn, chỉ đổ lại một ít mặt cầu mà hết gần 700 triệu đồng”.

Hợp đồng bổ xung sửa chữa cầu Đông Hạ

Điều khiến người dân thắc mắc hơn cả là mặc dù phía đơn vị làm gãy cầu đã bỏ ra toàn bộ kinh phí để sửa lại cầu, thế nhưng phía UBND xã Trung Đông vẫn xin ngân sách huyện, đồng nghĩa với việc cây cầu này có 2 nguồn kinh phí sửa chữa. Vậy số tiền đền bù của đơn vị làm gãy cầu đã đi đâu? Điều này rất cần được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Người dân cũng ý kiến việc rải nhựa đường từ cầu Trắng vào các thôn An Mỹ, Tân Long không đảm bảo quy trình rải nhựa, không thấy rải thảm nhựa mà toàn đá hộc và đá dăm. Quy trình làm việc cắt bớt các nguyên vật liệu.

Liên quan đến sự việc, đại diện Điện lực huyện Trực Ninh cho biết, việc đơn vị vận chuyển cột điện đánh gãy cầu thì đơn vị đã đền kinh phí. Còn Điện lực huyện không liên quan đến việc bồi thường vì bên vận chuyển là bên thứ ba, bên đó đã chịu trách nhiệm.

Đối với vấn đề này, trước đó đại diện UBND xã Trung Đông cho biết, xã đã căn cứ vào Điều 1 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Căn cứ điểm a, Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-UBND ngày 17/7/2007 của UBND tỉnh Nam Định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nam Định; Căn cứ Quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 9/7/2009 của UBND huyện Trực Ninh về việc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Trực Ninh.

Người dân cho biết có người dân tại xã muốn tu sửa cầu chỉ hết vài chục triệu đồng nhưng việc chỉ định thầu của xã lại lên tới hơn 600 triệu đồng

UBND xã Trung Đông cho rằng đã làm đúng trình tự hồ sơ thủ tục theo thẩm quyền về công trình sửa chữa, cải tạo cầu trường học cấp 2 Trực Đông, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Và tổng quyết toán xây dựng là 601.730.000 đồng. Vì là dưới 1 tỷ đồng nên xã được chỉ định thầu, còn đối với ý kiến về tiền bồi thường của đơn vị đánh sập cầu UBND xã không trả lời và việc rải đường có nhiều ý kiến về công trình chất lượng không đảm bảo thì xã sẽ thông tin sau.

Hiện nay, người dân tại đây vẫn còn nhiều ý kiến liên quan đến việc tu sửa cây mặt cây cầu này và việc làm đường nhưng không đảm bảo chất lượng, nhanh xuống cấp. Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định, cơ quan Công an tỉnh Nam Định xem xét vụ việc có hay không việc khai khống, “trục lợi”, rút ruột ngân sách Nhà nước tại đây?.

Tags:

TOP