Vào thời điểm này gia đình bà Trịnh Thị Tuyết ở xóm 7, Quyết Tiến Xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đang bận rộn với công việc chăm sóc chim trĩ bán Tết. Theo bà Tuyết, nuôi chim trĩ bán Tết cho thu nhập từ tháng cuối năm này lên tới cả trăm triệu đồng.
Sau một thời gian dài tìm hiểu các mô hình chăn nuôi, trồng trọt từ trên sách, báo, mạng internet, kể cả đi tham quan các mô hình hay, cuối cùng vợ chồng bà Tuyết cũng tìm ra câu trả lời.
Vợ chông bà Tuyết quyết định chọn nuôi con chim trĩ để làm giàu. Chim trĩ vốn là loài chim quý hiếm sống hoang dã có vóc dáng thon, gọn, màu lông đẹp.
Nuôi chim trĩ có thể bán cho khách nuôi làm cảnh, đồng thời cũng có thể bán cho khách làm thịt mỗi dịp lễ, Tết.
Chính là vì loài chim có nguồn gốc hoang dã, dáng đẹp, màu lông bắt mắt nên bán được giá cao hơn các loại gia cầm khác.
Bên cạnh đó, so với nuôi gà, nuôi vịt, nuôi ngan, nuôi ngỗng thì nuôi chim trĩ cũng rất dễ nuôi.
Đặc biệt, chim trĩ được coi là loại chim “tiến vua” nên được mọi người săn tìm làm quà biếu dịp Tết, chính vì thế nuôi chim trĩ bán Tết sẽ rất kinh tế.
Cách đây hàng chục năm về trước, bà Tuyết lặn lội đi xa để mua hàng chục con chim trĩ giống về nuôi thử nghiệm.
Thấy chim trĩ dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nuôi gà, vịt… Sau đó, bà Tuyết quyết định mở rộng mô hình nuôi chim trĩ, đặc biệt là nuôi chim trĩ thương phẩm để bán Tết.
Ăn Tết to nhờ nuôi đàn chim trĩ “tiến vua”
Nhiều năm gần đây, bà Tuyết luôn duy trì tổng đàn chim trĩ các loại trên 2.000 con, trong đó có trên 1.000 con chim trĩ để bán Tết, số còn là chim bố mẹ nuôi để sinh sản.
Chính vì thế, cơ sở nuôi chim trĩ quý hiếm của bà Tuyết đã trở thành địa chỉ quen thuộc, tin cậy cho nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh Nam Định đến mua chim về ăn và làm quà biếu Tết.
Tới thăm trang trại nuôi chim trĩ của bà Tuyết vào những ngày cuối năm, dù đã có hẹn từ trước nhưng phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN cũng phải ngồi đợi một lúc lâu.
Bởi những ngày giáp tết, bà Tuyết luôn tay luôn chân nghe điện thoại nhận đơn đặt hàng mua chim trĩ Tết của khách; bắt chim trĩ đóng thùng để chuyển cho khách hàng đặt từ xa.
Dẫn phóng viên báo điện tử DANVIET.VN đi tham quan mô hình nuôi chim trĩ, bà Tuyết vui vẻ nói, mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, nhưng vào thời điểm này gia đình bà liên tục nhận được các cuộc điện thoại đặt hàng làm quà bán Tết.
“Dịp cuối năm, khách hàng đặt chim trĩ để ăn Tết, làm quà biếu hoặc nuôi làm cảnh nên tôi rất bận. Đàn chim trĩ của tôi nổi tiếng được chăm sóc, chăn nuôi sạch nên người tiêu dùng rất tin tưởng và ưa chuộng. “- bà Tuyết vui vẻ nói.
Theo bà Tuyết, mua chim trĩ chủ yếu là khách quen, các mối lấy hàng lâu năm thân thiết liên tục đặt hàng nên nhà tôi chỉ việc cho chim vào đóng thùng rồi chuyển đi
Hiện tại bà Tuyết đã bán được khoảng hơn 200 con chim trĩ trống, số chim trĩ trống này đều trên 7 tháng tuổi. Đối với khách mua chọn mỗi con chim trĩ có giá 500.000 đồng, còn mua xô thì mỗi con chim trĩ có giá 250.000 đồng.
Số chim trĩ còn lại phần lớn đã có người đặt mua hết và bà Tuyết chỉ bán trong vòng 1 tháng nữa là hết.
“Dự định, trong khoảng 1 tháng giáp Tết, tôi sẽ thu về được khoảng gần 100 triệu đồng từ việc bán chim trĩ thương phẩm. Người tiêu dùng khá hài lòng và tôi ngày càng nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng của mình”- bà Tuyết tiết lộ.
Mỗi năm kiếm hàng trăm triệu từ mô hình nuôi chim trĩ
Ngoài nuôi chim trĩ thương phẩm bán Tết, gia đình bà Tuyết còn nuôi thêm chim trĩ sinh sản, năm nào bà cũng duy trì trên dưới 500 chim trĩ mái sinh sản.
Với số chim trĩ này, mỗi năm bà Tuyết cung ứng cho thị trường chim trĩ trên 20.000 con chim trĩ giống, doanh thu hàng trăm triệu đồng.
“Chim trĩ giống bán với giá dao động từ 17.000- 20.000 đồng/con, mỗi năm tôi thu về hàng trăm triệu đồng từ việc bán con giống. Từ mô hình nuôi chim trĩ bán Tết và chim trĩ sinh sản, mỗi năm tôi lãi khoảng 200 triệu đồng” – bà Tuyết vui vẻ nói.
Theo bà Tuyết, nuôi chim trĩ sinh sản dễ như nuôi gà, cách chăm sóc cũng giống như nuôi gà, thức ăn cho chúng chủ yếu là ngô, rau, thóc và cám công nghiệp.
Thời gian sinh sản của chim trĩ là hầu như quanh năm, nhưng rộ từ tháng 2 cho đến tháng 8, trung bình một con chim mái có thể cho từ 80-110 trứng/nă
Tuy chim trĩ là loài chim dễ nuôi nhưng do loài chim này hay mổ trứng, đánh nhau nên phải đeo kính nhựa cho từng con để hạn chế tối đa nhược điểm xấu của chúng.
Ngoài ra, đối với con chim trĩ mái, người nuôi cần cắt ngắn 1/3 mỏ dưới để hạn chế chúng mổ trứng sau khi đẻ, đồng thời cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho chim trĩ mái trong thời gian đẻ trứng.
Chia sẻ kỹ thuật nuôi chim trĩ sinh sản, bà Tuyết cho biết, cứ 1 chim trống ghép với 4 chim mái, có thể nuôi ghép bộ là 1 trống ghép 4 mái một chuồng, hoặc nuôi quần tụ. Trong đó, nuôi ghép bộ đem lại hiệu quả cao hơn.
Chuồng nuôi được làm bằng vật liệu tre, nứa, hoặc dựng cột bê tông, quây lưới, lợp ngói, hoặc mái tôn. Nền chuồng rải 1 lớp cát vàng và sỏi dày 6cm, mỗi tháng khử trùng chuồng trại 2 lần bằng chế phẩm vi sinh xử lý phân chim.
- Nhọc nhằn nữ tài xế xe ôm Nam Định
- Clip ‘Đồng xanh’ phiên bản Nam Định của Mờ Naive
- [Nam Định] Có một hội cổ động viên như thế!
- Nam Định: Một năm làm muối được 4 triệu đồng ….
- Để làng nghề Cổ Chất óng ánh những cuộn tơ
- Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn
- Điểm đến cuối tuần: Cơ hội có ‘1-0-2’ để check-in lễ hội ánh sáng lung linh tại Nam Định
- Ngày 7-2, khai hội Đền Trần Nam Định: BTC sẽ phát đủ ấn cho du khách
- Mảnh đất ngã ba sông
- Nam Định nỗ lực nâng cấp đê xung yếu
- Vụ đánh bạc tại Nam Định: Mâu thuẫn giữa lời nói của Trưởng Công an huyện Giao Thủy và nhân chứng
- Bảo tàng đồng quê – Nơi lưu giữ hồn quê Bắc bộ
- Trót “ăn bánh trả tiền”, người đàn ông “tặng” vợ căn bệnh hiếm gặp
- Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định
- Nộm vỉa hè lâu đời nhất tại Nam Định
- Xôi Xíu Nam Định – Hương vị quê nhà
- Ngồi hút thuốc uống trà, suýt chết vì ô tô mất lái phi vào nhà
- Khắc phục sai phạm ở Bệnh viện Nhi Nam Định
- Nam Định:Bắt gọn 2 đối tượng vận chuyển ma túy liên tỉnh
- Hải Triều phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống
- Lãnh đạo BV Hải Hậu có trẻ tử vong sau sinh: ‘Bé chết còn nhân đạo hơn sống’
- Nghề nặn tò he truyền thống ở thôn Hà Dương