Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định(nơi có 3 làng nghề chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù).
Không chỉ Nam Trực mà ở Nghĩa Hưng cũng làm bánh phở. Bốn làng phở xứ Nam liền khoảnh xuôi dòng Ninh Cơ. Đến đó hỏi họ Cồ, họ Vũ… ai ai cũng biết.
Nơi đây được coi là thuỷ tổ của nghề phở. Ở đây là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò.
Ngày xưa làm bánh phở phải chọn thứ gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước, để cho hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá. Có như thế bột mới trắng, mới dai, đem tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi cho chín nục.
Thời đó ngay chọn gạo để làm bánh phở cũng chỉ đích danh thứ gạo tấm vì hạt gạo gãy 2/3, làm rất dai, trắng và thơm nục.
Còn thịt bò để làm phở là súc thịt lấy từ con bò trưởng thành, nặng khoảng 3- 4 tạ/con. Loại ấy xả thị chỉ còn khoảng 2,5 tạ thịt, xương cốt mới cho được thứ nước ngọt của tuỷ, ngọt cốt, ngọt tịnh chứ không phải ngọt của mì chính …
Muốn có nồi nước dùng trong luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng, vì thế không có váng và trong veo.Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu.
Đặc biệt cần lưu ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Mà nước mắm phải là loại thơm ngon để giữ được độ trong của nước phở.
Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt. Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô….
Ngay cả luộc thịt cũng là một “nghệ thuật” không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi sống và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bät nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát.
Thịt chín rồi thì không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở.
Ở xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm lên thương hiệu phở gia truyền Nam Định.
Trung tâm TTXTDL Nam Định
- Chào đón rạp chiếu phim hàng đầu Việt Nam – LOTTE CINEMA Nam Định
- Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè
- Hải Hậu: Thuyền cá đầy ắp trong những ngày ra khơi đầu Xuân
- Trực Ninh: Nét độc đáo của cây cầu Mái Lá độc nhất vô nhị ở Việt Nam
- Chuyện ba phụ nữ trông nghĩa trang giữa quê lúa
- Nam Định: Thầy giáo tâm huyết bật đèn flash giảng bài, cầm thước kẻ ra sân đuổi ve để học sinh yên tĩnh ôn thi
- Cư dân mạng thích thú với MC hài hước có “1-0-2” quê Nam Định
-
Nam Định: Xe máy đâm trực diện xe khách, 2 nam thanh niên tử vong
-
Chè hạt kê, dân dã và đặc sắc
-
Không thể tin nổi: Con ngõ “không điện, không nước, không người quản lý” giữa lòng thành phố Nam Định
-
Phá nhà máy dệt Nam Định: Sai hay Đúng ?
-
Bảo tàng Nam Định ‘mở chợ’ cổ vật
-
Tổng Hợp những hình ảnh về Nam Định đẹp nhất
-
Trực Ninh: Bi kịch người phụ nữ ‘tố’ bị em ruột bạo hành, phải sống ở chợ
-
Clip – Hình sự đặc nhiệm và hiệp sĩ bắt nóng tội phạm quê Nam Định trên phố
-
Nem nắm Giao Thủy có gì đặc biệt?
-
Tâm sự nghẹn đắng của mẹ nữ sinh lớp 11 mất tích ở Nam Định
-
Về Vạn Lộc thưởng thức món ngon từ chuột đồng
-
Nam Định: Kỳ quái người đàn ông 35 năm nuôi móng tay, vợ phải đút cho ăn
-
Nam Định: Lần đầu tiên thay khớp vai thành công, bệnh nhân không phải lên tuyến trên
-
Nhà thờ Giáo họ Phanxicô
-
Nam Định: Xe khách va chạm 2 xe máy, 3 người thương vong