Nhà nghèo, bố mẹ già yếu, em trai bệnh tật nên bà Mùi đã mặc cho tuổi thanh xuân trôi qua. Với bà, điều quan trọng nhất là bố mẹ và em trai không bị đói và có người chăm lo sức khoẻ.
Tìm đến thôn Cổ Lũng, xã Bình Minh, thị trấn Nam Giang (Nam Trực, Nam Định) hỏi về nhà bà Vũ Thị Mùi (SN 1960) hầu như ai cũng biết. Suốt 35 năm qua, bà Mùi tần tảo sớm hôm và đặc biệt là hi sinh tuổi thanh xuân để ở vậy chăm lo cho người em tâm thần khiến hàng xóm, láng giềng ai cũng xót xa.
Gian nhà cấp 4 rộng chừng 8m2 dột nát, xiêu vẹo, cửa được che bằng mảnh bạt rách cùng với cánh cổng lưới sắt ở góc sân là nơi che chở cho anh Vũ Văn Lai (SN 1962) – em trai út của bà Mùi.

Suốt 35 năm qua, bà Mùi là người chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho người em trai bệnh tật.
Bà sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em, người chị cả lấy chồng ở tỉnh Hà Nam, hai anh trai hi sinh tại chiến trường, người anh trai tiếp theo sau khi lập gia đình, sinh con xong thì bị tai biến suốt mấy chục năm qua. Cậu em trai út bình thường, khoẻ mạnh cho đến năm 20 tuổi thì bỗng dưng phát bệnh tâm thần.
“Nhà nghèo, bố mẹ già yếu, em trai út khi ấy đang đi học, anh trai đang đi học trung cấp nên tôi quyết định ở nhà làm kinh tế đỡ đần bố mẹ, có bát cơm mà ăn. Năm 1981, bố tôi bị bệnh qua đời. Đến năm sau (1982), thằng Lai nó mới học xong cấp 3, vừa thi đỗ một trường Đại học bên quân đội thì bỗng dưng phát bệnh.

Gian nhà nơi bà Mùi nhốt em trai để có thể đi làm kiếm tiền.
Mẹ tôi khi ấy cũng già yếu, đến năm 2013 thì mất. Thương mẹ, thương em, anh trai kề tôi lại bị tai biến nên tôi không nghĩ tới chuyện lập gia đình. Cứ vậy, dần dần tuổi xuân cứ trôi đi nên tôi càng không thiết đến đời mình” – bà Mùi nghẹn ngào.
Tuy là chị gái, nhưng bà Mùi gánh trên vai trách nhiệm “làm mẹ” cho chính người em trai bệnh tật suốt 35 năm qua. Để có tiền trang trải cuộc sống, hàng ngày bà Mùi phải nhốt em trai trong nhà rồi đi làm thuê, nhặt cỏ cấy lúa hoặc phụ hồ.

Anh Lai cuộn mình trong chăn. Tuy vẫn còn chút trí nhớ về người thân nhưng hành động của anh không khác gì trẻ con.
Theo bà Mùi, hàng tháng hai chị em bà được tổng cộng 810 nghìn đồng tiền trợ cấp từ Nhà nước (bà được 270 nghìn đồng, em trai bà được 540 nghìn đồng), số tiền trên chỉ vừa đủ mua thuốc cho em trai. Trong khi em trai bà ngày một yếu đi, bệnh tình phát sinh thêm nhưng vì không có tiền nên cũng không đưa em đi khám được.
Nói về ước mong của bản thân bà Mùi nói rằng bà chỉ mong bản thân khoẻ mạnh để có sức khoẻ lo cho em trai vì chẳng biết kêu ai.

Bà Mùi đau xót khi phải nói rằng điều bà mong muốn là em trai sẽ chết trước mình.
Tôi chỉ ước sao em trai sẽ chết trước tôi, có vậy thì nó sướng, các cháu cũng nhàn. Chứ tôi mà đi trước, các cháu phải chăm sóc thì sợ không chịu đựng được” – bà Mùi bày tỏ.
Theo Minh Trang (Khám phá)
- Làng xưa Nam Định – P.3
- Mãn nhãn dàn cây độc bậc nhất đất Thành Nam
- Nam Định: Đám cưới độc nhất vô nhị khi chú rể rước dâu bằng xuồng
- Nếu lấy vợ hãy chọn con gái Nam Định.
- TocoToco Nam Định tưng bừng khai trương
- Chuối Ngự Nam Định – Món quà tiến Vua
- Ngắm cây sanh giá triệu USD có nguồn gốc từ Nam Định
-
Lời kể của nam thanh niên bị hai kẻ bịt mặt chém đứt gân chân, tay
-
Lạnh người lời khai của nghịch tử dùng chất kịch độc giết cha và hàng xóm
-
Nghe tin cháu gái bị điện giật chết, bà nội sốc quá tử vong theo
-
Nghĩa Hưng: Vỡ hụi tiền tỷ, chấn động vùng quê ven biển
-
Hình dáng Thăng Long giữa lòng Nam Định
-
Nam Định: Dính phốt khoe “của quý”, một đối tác đã hủy hợp đồng với “chủ nhân” trạm BOT Mỹ Lộc
-
Những hình ảnh quý hiếm về Nam Định thời thuộc địa (1)
-
Nhiều bất thường đằng sau những vụ vỡ nợ tại Nam Định
-
NÓNG: Tòa tuyên án Đoàn Thị Hương 3 năm 4 tháng cho tội danh mới, có cơ hội được trả tự do ngay tháng sau
-
Giao Thủy: Nghi án thanh niên bị đánh chết rồi dựng hiện trường giả tại Giao Thủy, Nam Định
-
Thịt chó làm nóng cộng đồng mạng
-
Nam Định: Đẩy mạnh thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”
-
Món ngon Thành Nam nhắc đến là thèm
-
Nam Định phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
-
Nam Định: Thiếu nữ 14 tuổi bỏ nhà đi để lại lời nhắn “Đừng tìm nữa”