Đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.
Nguyễn Hiền sinh năm 1234 (có tài liệu ghi năm 1235), người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
Ông mồ côi cha từ bé và được mẹ cho theo học sư thầy trong làng. Cậu bé Nguyễn Hiền sớm thể hiện tư chất vượt trội, học tập rất nhanh. 11 tuổi, cậu bé đã nổi tiếng và được mệnh danh thần đồng.
Theo Việt Nam văn hóa sử cương của nhà sử học Đào Duy Anh, năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước. Đến năm 1247, nhà Trần đặt ra tam khôi – Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa và danh hiệu “trạng nguyên” bắt đầu có từ năm này.
Trong khoa thi năm đó, lần đầu tiên trong lịch sử có 3 sĩ tử đỗ đầu đều là những người trẻ tuổi. Nguyễn Hiền, năm đó mới 13 tuổi, khăn gói lên kinh dự kỳ thi đình với bài phú “Áp tử từ kê mẫu du hồ phú” (bài phú Vịt con từ giã mẹ gà đi chơi hồ nước). Trí tuệ tinh thông giúp ông đạt danh hiệu trạng nguyên – vị trí cao nhất trong tam khôi. Hai người còn lại là Bảng nhãn Lê Văn Hưu 18 tuổi và Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi. Vì vậy, ông được vua Trần Thái Tông phong là “Khai quốc Trạng Nguyên” và là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.

(Hình Trạng nguyên Nguyễn Hiền )
Khi nghe Nguyễn Hiền kể ông chỉ tự học, chỗ nào không hiểu thì hỏi sư thầy, vua cho rằng, trạng có tài nhưng còn nhỏ tuổi, còn kiêu căng chưa hiểu hết lễ nghĩa và phán: “Trạng nguyên niên ấu vị tri lễ hứa hồi gia học lễ đãi tam niên nhi hậu dụng” (hạ chỉ cho trạng về nhà học lễ 3 năm rồi mới bổ dụng). Vì thế, mặc dù đỗ cao, Nguyễn Hiền chưa được phong chức quan hay mũ áo. Ông trở về quê, tiếp tục đọc sách.
Trên thực tế, sử sách viết về Nguyễn Hiền không nhiều, đa phần là những giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc hay hai lần khiến triều đình phương Bắc nể phục, giúp đất nước tránh được họa chiến tranh.

Tranh vẽ trạng nguyên Nguyễn Hiền – vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.
Tương truyền, sau khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền, sai người đến hỏi ý kiến.
Viên quan được giao việc đến quê trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, họ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển.
Viên quan đoán đây là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: “Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?”.
Trạng nhanh chóng ứng đối: “Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!”.
Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống, truyền lại ý chỉ vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng trạng không chịu vì cho rằng, vua làm vậy cũng không đúng lễ.
Quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát:
“Tích tịch tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang”.
Quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh. Hai giai thoại này cho thấy sự thông minh, lanh lợi của Nguyễn Hiền.
Vi trang nguyen o tuoi 13 – Anh 2

Đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, Nam Định.
Theo một số ghi chép, có thể Nguyễn Hiền làm đến chức Thượng thư Bộ Công và từng cho đắp đê quai vạc sông Hồng, phát triển sản xuất. Về quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân luyện sĩ.
Năm 1256 (một số tài liệu ghi là 1257), trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là “Đại vương thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi.
Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông – thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) .
“Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc
Vạn niên thiên tuế lập tam tài”.
Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông “trạng non” – trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.
Zing/Kiến thức
- Pro Sports Giao Thủy: Thiện tâm song hành chiến lược phát triển
- Huyền thoại nhà máy dệt ‘cứ trả lương là cả thành phố chao đảo’
- Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
- [Photo] Nhà thờ Giáo xứ Thánh Danh
- Nam Định: Không khí rộn ràng của làng làm đèn ông sao Báo Đáp
- Chùm ảnh triển lãm cổ vật Hải Hậu năm 2016
- Nam Định: Đang chụp ảnh kỷ yếu bỗng trời đổ mưa, học sinh có bộ ảnh siêu lầy
-
Những cung đường chụp ảnh cưới tuyệt đẹp tại Nam Định
-
Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh
-
Đền Bảo Lộc – Nam Định
-
Cô Gái Tự Tử Tại Hồ Truyền Thống Nam Định
-
Nhiều người đang nhầm lẫn loại củ độc, ăn một lát nhỏ là ngộ độc cấp thành nhân sâm
-
Xôi Xíu Nam Định – Hương vị quê nhà
-
Làng rèn Vân Chàng – Nam Trực Nam Định
-
Miền Bắc đón không khí lạnh, trời chuyển rét
-
Làm rõ đoàn xe quá khổ “khủng” lọt trạm cân ở Nam Định
-
Đổi thay trên quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh
-
Nam Định: Nổ lớn sập 3 nhà liền kề, 4 người thương vong
-
Chủ đầu tư, đơn vị thi công và giám sát đều phải chịu trách nhiệm
-
Lễ Khai Trương Phòng Khám Sản Phụ Khoa Tâm An Nam Định
-
Người đàn ông quê Nam Định nằm thoi thóp bên vũng máu, cạnh xe máy đang bốc cháy
-
Phở chửi nổi tiếng Nam Định: Bán cho các sếp là chính