Cùng với cá kho, bánh gai, cá gỏi, chè kho Nam Định là đặc sản dân dã mà đặc sắc của một vùng đất cổ giầu chất văn hóa. Ai cũng biết chè kho nấu đúng cách rất khó về mặt kỹ thuật.
Đó là thứ chè ăn ngọt, dạng khô dẻo, nấu bằng đậu xanh, được bày trên đĩa nhỏ chứ không phải ăn cốc như những món chè bình thường. Món chè dân dã ấy được người dân Nam Định đãi khách trong những ngày lễ tết, hay cúng rằm. Và giờ đây, nó đã trở nên phổ biến trên đất Bắc ngay cả trong những ngày thường nhật.
Chè kho không cầu kỳ như chè cung đình Huế, không đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu như chè miền Nam. Chỉ bằng những hạt đỗ xanh nhỏ, lòng vàng, tơi bở và lượng đường vừa đủ, qua bàn tay khéo léo của người nấu, ta đã có những đĩa chè ngon.
Từ những hạt đỗ được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận ấy, đem ngâm no nước rồi đãi sạch. Sau đó, rắc lên vài hạt muối, để ráo nước rồi đem rang trước khi xay thành bột mịn. Có bột rồi, lấy đường trắng hoặc đường phèn vào nước sôi để nguội đánh tan đường rồi trộn đều với bột và đem đun nhỏ lửa, từ đó khuấy liên tục và phải thật đều tay. Công đoạn này đòi hỏi sự công phu, tỷ mỷ và sự khéo léo của người nấu. Bởi, chỉ cần chểnh mảng một chút thôi là chè sẽ bị khê cháy. Khi thấy tay khuấy nặng dần, bột từ loãng thành đặc phải đợi bột sôi thêm một lúc nữa và từ từ loãng ra thì đó là lúc món chè kho đã hoàn thành. Nhìn nồi chè kho vàng sáng mịn, ăn có vị ngọt đậm, thoang thoảng mùi thơm của đỗ mới thấy được cái tài tình cũng như công sức của người nấu.
Múc chè ra đĩa, để thật nguội, rắc một chút vừng rang rồi nén lại thật chặt. Một đĩa chè như thế có thể để đến 10 – 15 ngày, không cần đến khâu bảo quản nào mà ăn vẫn thơm ngon. Đó là cái độc đáo mà không vị chè nào có được, bởi trong chè đã có một lượng đường khá lớn so với những món ăn ngọt khác.
Ăn miếng chè kho, nhấp một ngụm trà sen, cảm nhận cái dư vị thơm dẻo, ngọt ngào đan quyện trong vị thanh mát, mới thấy được cái tinh túy của đất trời giao hòa trong buổi đầu xuân và tấm chân tình của người chủ mến khách. Chỉ từng ấy dư vị thôi nhưng cũng đủ làm khắc khoải trong ký ức của biết bao người con xa quê. Dân dã mà ấm áp đến lạ thường!
Giờ đây, trên đất Bắc ngay trong những ngày bình thường ta cũng có thể bắt gặp những đĩa chè kho thơm thảo. Nhưng dư vị của đĩa chè ấy chỉ thực sự đọng lại trong không khí ấm áp của ngày lễ, ngày tết, khi cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, nhâm nhi chén trà nóng, cùng sẻ chia dự định tương lai.
Nhiều người gốc Nam Định đi mưu sinh ở nơi xa, kể cả làm việc ở nước ngoài, đều nhớ hoài về món chè kho mà cả một thời thơ ấu đã được bà, được mẹ nấu trong ngày vui, ngày lễ, Tết. Món chè kho thơm thảo, ngọt ngào tình quê hương.
- Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy
- Đâu là lý do khiến phượt thủ Việt tìm đến nhà thờ đổ Nam Định?
- Múa rối Đầu Gỗ – Nét văn hoá đặc sắc trong lễ hội chùa Đại Bi
- 22 Món quà vặt ngon nổi tiếng của đất Nam Định – Bạn đã thử hết chưa ?
- Đến nhà người yêu chơi, ‘tiểu thư nông thôn’ bị cả huyện người soi mói chuyện ăn cơm bằng thìa, rửa bát dùng găng tay
- Thủ khoa thành Nam bốc vác kiếm tiền nhập học
- Khám phá Việt Nam – Chùa Cổ Lễ Nam Định
- Nhà thờ cổ hơn 130 tuổi tại Nam Định tan hoang sau vụ hỏa hoạn giữa đêm
- Lời kể lạnh người vụ tai nạn kinh hoàng ở Gia Lai
- Nam Định:Gia đình bệnh nhi tử vong oán bệnh viện chậm chuyển tuyến
- Cây sưa ở Nghĩa An – Nam Trực Nam Định
- Chùa Cổ Lễ Nam Định – Mảnh đất văn hóa , Cách Mạng
- Đào móng xây kho bạc Nhà nước Nam Định, tá hỏa thấy 90 bộ hài cốt
- Chùa Lương (Phúc Lâm) Nam Định
- Độc đáo nghi lễ rước đuốc trong lễ hội Phủ Dầy
- Nam Định: Bắt quả tang đối tượng vận chuyển 28kg pháo
- Tử hình tất cả các đối tượng trong vụ án hơn 20 kilogam ma túy
- Tên trộm “ngáo đá”, leo lên nóc bệnh viện đòi tự tử
- Nhà thờ Giáo xứ Trung Linh giáo phận Bùi Chu
- Nam thợ xây bị phạt 7 triệu đồng sau liên hoan tất niên cuối năm
- Nam Định: Tai nạn liên hoàn, giao thông ùn tắc
- Nghi án giết người, dựng hiện trường giả ở Giao Thủy (Nam Định): Nhân chứng lên tiếng!