Nguồn gốc ông Công ông Táo bắt nguồn từ đâu không phải ai cũng biết.
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời với nhiều tên gọi khác nhau Tết Táo Quân, Tết ông Công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông Công ông Táo là ai, vì sao lại có ngày ông Công ông Táo?Bắt nguồn từ một một sự tích
Trao đổi với PV, TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Nguồn gốc ông Công ông Táo bắt nguồn từ vùng bách Việt với tích kể lại rằng Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ, Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp (ông Công), người chồng cũ là Thổ Địa (ông Táo) trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Táo Quân có vai trò ngăn chặn xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Cũng theo TS.Trần Hữu Sơn, để tỏ lòng biết ơn, người dân sắm lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà).
Bên cạnh đó, người Việt bày mâm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu cau, hoa quả, quần áo vàng mã… đặc biệt, không thể thiếu cá chép. Bởi cá chép là một phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi, bay về trời báo cáo công việc trong gia đình của một năm cũ vào ngày 23 tháng Chạp.
Sau khi báo cáo, đến đêm Giao thừa, Táo quân lại trở về trần gian để trông coi việc bếp lửa của mỗi nhà.
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là tốt nhất?
TS Trần Hữu Sơn cho biết, theo quan điểm dân gian, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do bận rộn nhiều công việc mà mỗi gia đình tự lựa chọn cách cúng Táo Quân khác nhau.
Cũng theo TS.Trần Hữu Sơn, quan niệm dân gian cho rằng, từ 11h – 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
Tuy nhiên, hiện nay do ngày 23 tháng Chạp có khi vào đúng ngày gia đình đi làm hết không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 22 tháng Chạp.Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và được trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng muộn quá, ông Công ông Táo sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
- Video bà mẹ Nam Định vừa khóc vừa giục con lấy vợ ‘gây bão’
- Thành phố Nam Định xây dựng xã, phường đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế
- ‘Gái ngây thơ’ gặp ‘trai trong trắng’ gây bão Bạn muốn hẹn hò
- Nguồn gốc của Phở Nam Định
- Ngọc nữ Nam Định và màn thay đổi diện mạo đỉnh nhất của năm: “Búp bê sống” được ví là Yoshi Việt Nam
- [Thơ] về Gái Thành Nam
- Tám chuyện dao kéo: Cô gái Nam Định đánh mất nụ cười, không xin được việc vì hàm răng quá hô “đổi đời” 180 độ sau một chuyến đi Hàn
- Đền Gin Nam Trực Nam Định
- Nhà Thờ Lớn TP.Nam Định
- Độc đáo cá nướng úp thau tại Nam Định
- Nam Định: Người dân vẫn ‘đùa’ với điện
- Nam Định: Một bé trai bị bỏ rơi tại nghĩa trang
- Nam Định: Thanh niên lừa bé gái, nhanh tay trộm Iphone
- Cha mẹ lơ là, bé trai 2 tuổi bị kéo cắm ngập vào tai
- Đặc sản Nam Định nghe tên đã thèm
- Xót xa câu nói cuối cùng chỉ có 2 từ của nạn nhân vụ nổ kinh hoàng ở Nam Định
- Đám cưới tiền tỷ rước dâu bằng máy bay của cô gái Nam Định
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
- Nam Định: Thu giữ hơn 1,5 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc
- Thanh niên mang 4 cá thể hổ con đi bán
- Vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn ở Nam Định: Có dấu hiệu hình sự?
- Nam Định: Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim