Bé gái 5 tuổi lê la hè phố xin tiền nuôi bà ngoại và các em nhỏ chỉ muốn đi học tới trường như bạn bè và ước muốn trở thành bác sĩ.
5 tuổi chưa 1 lần đi học và ước mơ được đến trường
Hình ảnh bé gái Lê Thị Thùy Linh 5 tuổi (ở xã Nam Phong, TP Nam Định), chân tay lấm lem nằm bên cạnh chiếc rổ nhỏ có vài đồng lẻ, ngủ ngon lành ở ngã tư Trần Đăng Ninh đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Mới 5 tuổi đầu nhưng hàng ngày bé Linh phải lê la hè phố xin tiền về nuôi bà ngoại 80 tuổi già yếu và đàn em nheo nhóc ở nhà. Tối 4/11, Linh được anh trai đèo bằng xe đạp ra địa điểm ăn xin đã không may gặp một chấn thương nặng ở chân phải nhập viện cấp cứu. Hình ảnh chân bé Linh đầy máu được một người dân chụp và đưa lên MXH khiến ai cũng xót xa.
Câu chuyện của Linh ám ảnh chúng tôi, một đứa trẻ chỉ mới có 5 tuổi, vô lo, vô nghĩ nhưng bé đã phải gánh trên vai ‘trách nhiệm’ của người lớn. Bởi Linh sinh ra trong một gia đình kém may mắn, buộc cô bé phải lao ra đường, phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống.
Hoàn cảnh của bé rất đáng thương, mọi người thương bé và bà ngoại bé bao nhiêu lại giận người mẹ vô tâm nỡ đẩy bé vào nghịch cảnh này.
Sau khi Đời Sống Plus đăng tải thông tin và hoàng cảnh của bé Linh, một số nhà hảo tâm đã không cầm được lòng và đã có những món quà nhỏ nhờ tòa soạn chuyển đến tận tay Linh. Trưa ngày 21/12 chúng tôi đã tìm về Nam Định, xuống thăm hoàn cảnh gia đình của cháu Linh.
Nhà của Linh nép dưới ven sông của ‘xóm liều’, nói là nhà nhưng đây chỉ là cái lán xiêu vẹo dựng tạm. Đường vào nhà hut hún, vắng lặng khiến nhiều người ái ngại khi đặt chân đến.
“Linh ơi, Linh à!, nhà có khách này?”, chị hàng xóm mở liếp cửa gọi vọng vào. Trong nhà tối om, mấy mẹ con Linh thấy có tiếng người ngó nhìn ra. “Các cô vào đây, tôi vừa mới tắt điện định cho bọn trẻ ngủ trưa”, mẹ của bé Linh cất lời.
‘Căn nhà’ của Linh chỉ vẻn vẹn chừng 5m2, mọi sinh hoạt của mấy mẹ con đều trên một chiếc giường nhỏ. Ngồi trên giường, khuôn mặt đen nhẻm, thấy người lạ đi vào Linh nhoẻn miệng cười rõ tươi rồi thân thiện chào to ‘cháu chào các cô’.
Vết thương ở chân của bé cũng đang lành, gia đình đã tự rút chỉ cho cháu tại nhà. Từ hôm chân bị thương, Linh chỉ quanh quẩn ở nhà chơi với cháu – con chị gái.
Khi chúng tôi hỏi lý do cháu Linh quyết định xin tiền để phụ giúp gia đình, Linh nói: “Con đi xin cũng lâu rồi, ngày trước khi bà ngoại chưa bị đau chân vẫn hay đi xin về nuôi các anh em con. Giờ bà già yếu, chân đau không đi được nên con đi xin lấy tiền về mua thức ăn, mua sữa cho cháu và em, rồi cho bà đi tiêm”.
Theo lời Linh, mỗi lần đi xin, cháu cũng không biết mọi người cho bao nhiêu tiền. Linh không biết đếm, chỉ biết xếp tiền, ai cho bao nhiêu bé mang về đưa cho mẹ và cho bà ngoại thuốc thang.
Linh sống trong một gia đình có 8 người gồm: Bà ngoại, bác ruột, mẹ đẻ, chị gái, anh trai, Linh, em gái 15 tháng và 1 cháu gái 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, chỉ có mình Linh là đi xin.
Khi hỏi ai bảo con đi xin, Linh lí nhí nhìn mẹ rồi nói: “Con không biết, con cũng không thích đi xin nhưng nếu con không đi thì không có tiền mua đồ ăn, sẽ bị đói. Mẹ phải ở nhà trông cháu và em rồi nên dù trời có mưa con cũng mặc áo mưa để đi”.
Nhìn các em nô đùa Linh nói vu vơ: “Đi xin cũng ngại lắm ạ, con bị bắt mấy lần vào đồn công an, sợ lắm!” Thấy Linh quấn quýt bên mẹ và các em, ai cũng cảm thấy nhói lòng. Dù người mẹ kia có đáng trách như nào nhưng vẫn là mẹ của mấy đứa trẻ, vẫn yêu thương, không đánh đập chúng.
Trong mắt Linh người mẹ ấy vẫn ‘vĩ đại’. Khi được hỏi Linh yêu ai nhất trong nhà, cô bé hồn nhiên đáp: ‘Con yêu bà, yêu mẹ, yêu bác, yêu luôn cả đứa em, đứa cháu nữa…”. Dù bé nhỏ nhưng Linh rất ra dáng người chị và người dì, mọi đồ ăn, thức uống đều nhượng nhịn em và cháu nhỏ.
Ngồi một lúc, Linh lôi chiếc cặp màu hồng, lấy trong đó ra một quyền tập viết khoe khéo: “Mẹ mua cho con đấy, con thích được đi học lắm, đi học để còn biết chữ. Sau này, lớn lên con muốn được làm bác sĩ để chữa khỏi chân cho bà”.
Nói xong, cô bé mở trang viết ra tập tô vào những mẫu chữ có sẵn bên trong, tíu tít nói chuyện với mọi người khoe thành tích của mình.
Người mẹ lên tiếng
Thấy con gái thích thú, cắm cúi viết, chị Hoa (mẹ bé Linh) cho hay: “Cháu thích đi học lắm, đòi mẹ mua cặp, mua sách giống các bạn rồi tự học. Tôi cũng có biết chữ đâu, học lỏm được gì thì dạy cháu thôi”.
Theo lời mẹ cháu bé, dù Linh muốn đi học nhưng cũng đành chịu. Vì hiện giờ, nhà từ già đến trẻ không một ai có giấy tờ tùy thân. Gia đình không có hộ khẩu để làm giấy khai sinh cho cháu.
Trước đây, gia đình chị Hoa ở bên đường An Phong, phường Quang Trung – TP Nam Định. Sau đó, cả gia đình mua đất dưới khu vực bờ sông thuộc xã Nam Phong sinh sống được 20 năm, (đất không có sổ đỏ).
Sau đó, khu đất nhà chị Hoa ở được quy hoạch, gia đình được đền bù 24m2 với giá tiền hơn 300 triệu đồng. Khi đo đạc đất quy hoạch xong, mẹ chị Hoa, lại mua 12m2 đất của hàng xóm (không có sổ đỏ), chỉ có giấy viết tay xác nhận của tổ trưởng xóm rồi xây lên cho cả gia đình ở.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương cho biết, đất này nằm trong quy hoạch nên gia đình chị không làm sổ đỏ được. Còn giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu cũ bị lũ cuốn trôi nhiều năm nay không còn nữa.
Do căn nhà 12m2 chật chội nên mấy mẹ con chị Hoa đã dựng tạm cái lán nhỏ sát nhà để ngủ và sinh hoạt. Còn nhà trên để cho bà ngoại và bác ở. Chia sẻ về việc, để cháu Linh đi ăn xin, người mẹ này phân trần: “Tôi cũng không muốn cho con đi xin đâu. Cũng chẳng biết nó đi làm gì, thấy cầm tiền đưa về bảo bạn của bố gặp cho”.
Chị Hoa cho biết, sau khi chính quyền địa phương xuống gia đình thông báo mới biết con mình đi ăn xin. Khi hỏi cháu cũng chỉ nói “cháu đi xin về đỡ cho mẹ cháu nuôi các em và lo cho bà thuốc men”.
Bà mẹ này thừa nhận, Linh đưa tiền về cho gia đình nhiều lần rồi chứ không phải ít. Mỗi tối Linh đưa về cũng được hơn 100 nghìn đồng. Số tiền đó, chị lại dùng mua gạo, thức ăn nấu cơm cho mọi người trong gia đình. Còn đâu mua sữa cho 2 đứa nhỏ.
Chị Hoa bảo, số chị lận đận, mấy đời chồng nhưng rồi cũng đứt gánh giữa đường. Sinh được 4 đứa con, 3 đứa đầu là con của người chồng trước, bé út là con của người chồng thứ 2. Bản thân chị cũng có quá khứ không mấy tốt đẹp nên cũng không lo được cho các con tử tế.
Chỉ tay vào bé gái 6 tháng tuổi nhỏ nhất, chị Hoa nói: “Đây là con của con gái thứ 2, sinh con xong bỏ luôn cho mẹ nuôi, đi đâu không ai biết. Nó về có đoái hoài gì tới con nó đâu, con khóc thậm chí nó còn bóp cả cổ con, may tôi phát hiện ra kịp thời”.
Nhìn các con đang nô đùa, người mẹ này nói thêm, trước đây chị cũng bán nước ở bên vườn hoa. Tuy nhiên, khi có 2 đứa nhỏ chị phải ở nhà trông nom, nhận thêu tranh hay đan lát tại gia kiếm đồng ra, đồng vào.
“Giờ gửi 2 đứa này cũng chết tiền, đợt này bí bách nó vậy thôi chứ chưa hôm nào tôi phải để các con nhịn đói, cùng lắm là ăn cơm với nước mắm”, chị Hoa nói.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
- Màn “vịt hóa thiên nga” xuất sắc của cô gái Nam Định nặng 90kg
- Nam Định của tôi…
- Ý nghĩa của câu: Trai Nam Gái Hải
- Ảnh kỷ yếu hài hước “Chơi trội phải nói là hội lớp 12I trường THPT Ngô Quyền”
- Chùa Cổ Lễ Nam Định – Mảnh đất văn hóa , Cách Mạng
- Nam Định: Nhiều công đoàn cơ sở Cty tổ chức Tết Sum vầy cho người lao động
- Hoàng hồn khi thấy ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên trên bìa đĩa sex
- Linh thiêng Lễ khai Ấn đền Trần Nam Định 2017
- Hàng nghìn học sinh Nam Định được khám và mổ mắt miễn phí
- Thơm hương gạo sạch từ vùng đất lúa Nam Định
- Tiếp sức mùa thi tại Nam Định của SVCG Hạt Lạc Đạo Liễu Đề – Quỹ Nhất
- Nam Định điều động, bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở
- Ca sĩ Trần Lập – 1 người con Nam Định qua đời
- Giao Thủy: Đi đám cưới bạn về, cô gái trẻ mất tích bí ẩn
- Sự thật bà nội dùng tay giết cháu gái 20 ngày tuổi
- Nóng 24h:Lời thú tội kinh sợ của bà nội vụ giết cháu bé 20 ngày tuổi
- Lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
- Mật lệnh phá án và phi vụ săn bắt giang hồ kinh điển tại Nam Định
- Hoa gạo Thành Nam
- Nam Định: Băng qua đường quốc lộ, một người bị cuốn vào gầm xe
- Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội – Nam Định – Sài Gòn
- Cận mặt đối tượng gây án trên bàn nhậu ở Nam Định khiến 1 người chết