Nhìn cảnh làm cỗ cưới tấp nập và rộn ràng ở vùng quê Nam Định, nhiều cư dân mạng không khỏi nôn nao nhớ về quê hương.
Mới đây, clip do tài khoản Trần Nghị quay lại cảnh làm cỗ cưới ở quê được chia sẻ trên một diễn đàn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cư dân mạng. Kèm theo clip là lời chia sẻ: “Nhớ lắm những ngày đậm đà tình làng nghĩa xóm cùng làm cỗ cưới ở quê nhà Nam Định”.
Khi xem clip này, hàng loạt dân mạng đã để lại những bình luận thể hiện nỗi nhớ quê hương, nhớ không khí của những đám cưới rất rộn ràng mà ấm áp tình làng xóm: “Lâu không được ăn cỗ quê rồi. Nhớ quê quá đi thôi”, “Đi đâu thì đi cũng không bằng quê mình”…
Đúng vậy, có một điều không thể phủ nhận rằng, đám cưới ở quê vẫn là vui nhất, ăn cỗ cưới quê dù không phải những món ngon vật lạ những vẫn là tuyệt vời nhất.
Đám cưới là việc sự kiện quan trọng của hai bên họ hàng và cặp đôi uyên ương, trăm năm chỉ có một lần nên nhà ai cũng tổ chức hết sức long trọng. Đám cưới ở quê có những nét riêng đặc sắc mà không gì sánh nổi. Nhiều người đi xa vẫn nhớ về những bữa cỗ quê bởi cái không khí vui tươi rộn ràng, người tay chặt, người tay đảo nấu nướng cùng nhau.
Cỗ đám cưới miền Bắc như ở Nam Định thường được tổ chức trong 2 ngày, ngày dựng rạp và ngày cưới, thế nhưng có không khí nhất vẫn là ngày dựng rạp. Cỗ cưới sẽ giết lợn rồi anh em, bạn bè, hàng xóm làng trên xóm dưới xúm đông xúm đỏ làm cỗ với không khí vô cùng rộn ràng.
Mà điều kỳ lạ là cỗ miền Bắc toàn đàn ông vào bếp, đàn bà chỉ bên ngoài nhặt nhạnh chút rau dưa, lau cái đũa cái bát hoặc sơ chế nguyên liệu nấu các món. Điều dễ hiểu lý giải cho điều này là, cỗ bàn toàn những nồi to chảo lớn, để xào nấu được cũng phải cần đôi cánh tay lực lưỡng thì mới đảm đương được còn cánh phụ nữ chân yếu tay mềm thì quả thật là quá sức.
Trong một sân nhà chỉ dành cho việc làm cỗ bàn, mọi người “tụm năm, tụm ba” phụ trách những phần việc riêng: Chỗ này các bác, các chú gói giò, làm chả lụa; chỗ kia các anh chặt và xếp những đĩa thịt gà da vàng óng ả; góc sân giếng các chị đang nhặt rau, gọt củ; góc bếp các bà đang nấu trông nồi cơm nghi ngút khói…
Cỗ cưới mỗi gia đình có từ vài chục đến trăm mâm. Để tiếp đãi quan khách, gia chủ thường phải nấu cỗ suốt đêm và luôn tay sắp chỗ. Ngoài nhà riêng, họ thường phải mượn những nhà hàng xóm lân cận, thậm chí là cả một khu sân chơi của làng để làm nơi bày cỗ ăn cưới.
Thời gian trôi qua, cỗ cưới quê có thể thay đổi để đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người nhưng chắc chắn nó vẫn cứ là nét đẹp văn hóa, tượng trưng cho tấm lòng của gia chủ muốn tiếp đãi những vị khách đến chung vui với tiệc hỉ của gia đình. Vì vậy, phần cỗ bàn vẫn luôn được chuẩn bị với tất cả sự cầu kỳ và cẩn thận nhất có thể.
Theo (doisongplus.vn)
- Yêu 6 năm, kết hôn 2 tháng, cặp đôi này vẫn ‘thiếu nợ’ lời cầu hôn
- Pro Sports Giao Thủy: Thiện tâm song hành chiến lược phát triển
- Làng cây cảnh Vỵ Khê
- Hot girl Nam Định lên báo nước ngoài từ khoảnh khắc khoe eo nhỏ hơn Ngọc Trinh
- Người đàn ông kỳ dị: Câu cá toàn dính xác chết và cuộc rình mò người ném hài nhi xuống sông
- Cuộc đời cô gái Nam Định xấu xí sau 2 năm thành mỹ nhân
- Vòng eo tuyệt mỹ của 9X Nam Định được báo TQ khen ngợi
- Nam Định yêu cầu thanh tra toàn diện sau vụ khai khống 28 tấn lợn dịch
- Nam Định: Đặc Sắc Làng nghề nón lá Nghĩa Châu
- CSGT tiến hành cẩu gần 100 xe khách Nam Định, Thái Bình trong đêm
- Sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các đơn vị sự nghiệp – ghi nhận tại Nam Định
- Công an Nam Định truy tìm người phụ nữ trộm túi xách ở hội Phủ Dầy
- Vietnam Discovery – Xuân Thủy National Park – Vùng đất ngập mặn Xuân Thủy –
- Tập huấn báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
- Bún Riêu Cua Nam Định
- Đền Thánh Báo Đáp – Giáo Phận Bùi Chu
- Luồng Lạch Giang (Nam Định): Cửa biển giải cứu ‘tàu chết’ lớn nhất miền Bắc
- Toàn Cảnh Quê Hương Nam Định
- 90% diện tích nông nghiệp tại Nam Định có nguy cơ mất trắng
- Bắt giam nguyên phát thanh viên lừa đảo tiền tỷ “chạy” trúng thầu thi công dự án
- Nam Định: Người dân vẫn ‘đùa’ với điện
- Vụ con ruồi trong chai nước ngọt: Tuyên ông Minh 7 năm tù