Nghề thổi thủy tinh làm ra những chiếc cốc tại làng Xối Chì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, Nam Định) là một trong những nghề thủ công vất vả nhất hiện nay khi mà người thợ phải làm việc trong không gian của những chiếc lò có nhiệt độ có khi lên tới gần hai nghìn độ.
Hiện làng Xối Chì có một lò thổi thủy tinh với mặt hàng sản xuất chủ yếu là những chiếc cốc uống nước.
Theo anh Phạm Xuân Dương, người có thâm niên 30 năm làm thổi thủy tinh ở đây, nghề của làng có từ lâu đời, sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau.

Để có được các sản phẩm đủ tiêu chuẩn thì nhiệt độ trong các lò thổi thủy tinh luôn phải đạt từ 1500-1800 độ C. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
Nguyên liệu để sản xuất những chiếc cốc chính là các mảnh vỡ thủy tinh được nung nóng ở nhiệt độ cao, sau đó tạo hình sản phẩm.
Mỗi ngày, xưởng nhà anh Phạm Xuân Dương sản xuất ba ca, mỗi ca có khoảng 8-10 lao động. Môi trường trong xưởng thổi luôn nóng bức bởi phải làm việc liên tục bên cạnh lò nấu thủy tinh có nhiệt độ bên trong làm nóng chảy là 1800 độ.
Mỗi người thợ đảm nhiệm một công đoạn khác nhau như nấu thủy tinh, thổi, cắt viền, làm giảm nhiệt cho sản phẩm.
Trung bình xưởng sản xuất được khoảng 2000 cốc thủy tinh mỗi ngày và bán ra với giá xuất xưởng là 5000 đồng, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội./.

Thủy tinh được đưa vào lò nung cho nóng chảy ở nhiệt độ 1800 độ C. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Các công đoạn để thổi ra chiếc côc thủy tinh đều diễn ra xung quanh những chiếc lò với nhiệt độ rất cao. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Anh Phạm Xuân Dương (chủ lò) 50 tuổi và là người đã có hơn 30 năm làm nghề đang kiểm tra chất lượng thủy tinh. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Thủy tinh được đưa và khuôn để thổi theo hình dáng đã định là một công đoạn cần sự khéo léo của người thợ để sản phẩm có độ dày đều nhau. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Sản phẩm được làm hạ nhiệt nhờ một chiếc máy thổi gió… (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

..sau đó chuyển qua một máy cắt mép bằng lửa ga. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Những sản phẩm được người thợ thao tác liên tục để ngọn lửa vừa đủ có thể cắt được miệng cốc ra khỏi ống thổi. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Các công đoạn này diễn ra liên tục như một vòng quay khép kín. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Sản phẩm sau khi được cắt mép được ủ để làm nguội từ từ. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Phút nghỉ ngơi của anh Phạm Xuân Dương trong xưởng thổi thủy tinh. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)
(Theo Vietnamplus.vn)
- Những địa điểm du lịch nhân dịp 2-9 tại Nam Định
- Hot girl Nam Định: Vũ Thanh Quỳnh – Khi cười trong gương, tôi thấy vui hơn
- Quất lâm biển gọi 2016 chính thức khai trương
- Nam Định của tôi…
- Kỳ Duyên quyến rũ với váy thân bồng, giày 50 triệu đồng
- 9 màn tỏ tình được dân mạng quan tâm
- Chè thái, quà vặt Nam Định
-
Ý Yên: Lật tàu chở đá, hai vợ chồng chết và mất tích
-
Chàng trai Nam Định tự tin trước trận chung kết Olympia
-
Nam Định: Tâm sự của cô dâu được kéo xuồng trong ngày cưới
-
Bệnh viện đa khoa Hải Hậu: Người “giữ lửa” cho bệnh viện top đầu
-
Nam Định: Người đàn ông mất một nửa hộp sọ sau vụ tai nạn giao thông kinh hoàng
-
Xác minh đoàn phượt thủ ngang nhiên chặn các phương tiện ở TP.Nam Định để đoàn phượt chạy qua
-
Ngân sách nhà nước thất thu 4.000 tỷ tại những dự án của Nam Cường ở Nam Định?
-
Chùm Ảnh: Lễ bế mạc Năm Thánh GP Bùi Chu
-
Người phát hiện bé trai bị bỏ rơi ở Nam Định là cặp vợ chồng hiếm muộn
-
Phát hiện thi thể người đàn ông chết dưới sông ..
-
Nam Định: Nguyên nhân nào dẫn đến vụ ‘cố ý gây thương tích’ ở Mỹ Xá?
-
Nam Định: Bắt đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy
-
Nam Định: Giáo viên mầm non bị tố cầm tiền xin việc rồi “mất tích”?
-
Có hẳn đường dây ‘chạy’ chế độ từ thôn đến tỉnh ở Nam Định (2)
-
Hoa hậu Kỳ Duyên xin lỗi sau khi bị tung clip hút thuốc lá