Số bò mắc bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Nam Định được xét nghiệm dương tính là có 7 con bò, 2 con bê.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nam Định cho biết, ngày 18/1, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương kết luận mẫu bệnh phẩm bò mắc bệnh tại 2 hộ chăn nuôi ở xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy và xã Minh Tân, huyện Vụ Bản dương tính với virus gây bệnh viêm da nổi cục.
Cụ thể, tại hộ gia đình ông Phạm Văn Vượng (xóm 25, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy) có 7 con bò, 2 con bê; trong đó 2 bò, 2 bê có biểu hiện nổi u cục ở da đầu, cổ, bụng, yếm. Hộ ông Phạm Văn Tài (thôn Ngăm Hạ, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản) 1 con bò có biểu hiện nổi u cục ở da toàn thân.
Ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định thông tin, hiện bò mắc bệnh ở 2 hộ trên không sốt, các triệu chứng bệnh đã giảm.
Theo Sở NN-PTNT Nam Định, trong thời gian tới, nguy cơ tiềm ẩn các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi nhất là bệnh cúm gia cầm, viêm da nổi cục, Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao. Lý do, giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp; việc buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng cao…
Để chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh; đảm bảo ATTP dịp cuối năm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Phùng Hoan cho hay: UBND tỉnh đã ban hành công điện yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT.
Đối với các địa phương có ổ dịch chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Tăng cường công tác chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh động vật, nhất là tại các địa phương có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm theo quy định của Luật Thú y khi dịch bệnh mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.
Triển khai đăng ký, kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi để quản lý và chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Rà soát, tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn vật nuôi, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng được tiêm vắc xin.
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn, thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn với các đối tượng liên quan… Nếu địa phương nào chủ quan, lơ là trong việc triển khai thực hiện để dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng thì người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
- Nam Trực: “Nhịp cầu nhân ái” tiếp sức cậu bé bị ung thư vòm họng
- Xuân Trường: Nghị lực phi thường của “tỷ phú một tay”
- Du Lịch Làng Chân Dài Tại Nam Định
- Lễ rước nước, tế cá tại hội đền Trần Nam Định 2017
- Tâm sự xót xa của chị gái trước áp lực học hành của em gái
- 9X Nam Định xinh đẹp, “vừa làm vừa chơi” vẫn sống sung túc từ nghề mẫu ảnh!
- Khám phá tính cách của 12 con giáp trong tình yêu
- Thịt chó làm nóng cộng đồng mạng
- Nam Định: Giáo viên bức xúc vì trường mầm non lắp camera trong nhà vệ sinh
- Đền Trần, cướp phết, hội Gióng sẽ văn minh hơn?
- Nam Định: Truy tìm nhóm côn đồ cầm kiếm tự chế vào nhà dân đập phá tài sản
- Về Nam Định thăm làng nghề nước mắm Sa Châu
- Nam Định: Đâm chết người rồi đưa vào bệnh viện cấp cứu
- Nhà thờ Giáo họ Đức Bà
- Nam Định:Thăm khu vườn Thiên chúa độc nhất vô nhị Việt Nam
- Yên Thắng quê tôi
- Nhà thờ Giáo xứ Lã Điền – Nam Trực Nam Định
- Lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
- Có hẳn đường dây ‘chạy’ chế độ từ thôn đến tỉnh ở Nam Định (2)
- Lý giải biệt danh của giang hồ mạng Trường ‘con’ nổi tiếng Nam Định
- Lễ Khai Trương Phòng Khám Sản Phụ Khoa Tâm An Nam Định
- Nam Định: Nông dân tranh thủ ‘vớt vát’ lúa mùa