Số bò mắc bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Nam Định được xét nghiệm dương tính là có 7 con bò, 2 con bê.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nam Định cho biết, ngày 18/1, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương kết luận mẫu bệnh phẩm bò mắc bệnh tại 2 hộ chăn nuôi ở xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy và xã Minh Tân, huyện Vụ Bản dương tính với virus gây bệnh viêm da nổi cục.
Cụ thể, tại hộ gia đình ông Phạm Văn Vượng (xóm 25, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy) có 7 con bò, 2 con bê; trong đó 2 bò, 2 bê có biểu hiện nổi u cục ở da đầu, cổ, bụng, yếm. Hộ ông Phạm Văn Tài (thôn Ngăm Hạ, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản) 1 con bò có biểu hiện nổi u cục ở da toàn thân.
Ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định thông tin, hiện bò mắc bệnh ở 2 hộ trên không sốt, các triệu chứng bệnh đã giảm.
Theo Sở NN-PTNT Nam Định, trong thời gian tới, nguy cơ tiềm ẩn các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi nhất là bệnh cúm gia cầm, viêm da nổi cục, Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao. Lý do, giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp; việc buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng cao…
Để chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh; đảm bảo ATTP dịp cuối năm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Phùng Hoan cho hay: UBND tỉnh đã ban hành công điện yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT.
Đối với các địa phương có ổ dịch chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Tăng cường công tác chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh động vật, nhất là tại các địa phương có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm theo quy định của Luật Thú y khi dịch bệnh mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.
Triển khai đăng ký, kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi để quản lý và chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Rà soát, tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn vật nuôi, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng được tiêm vắc xin.
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn, thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn với các đối tượng liên quan… Nếu địa phương nào chủ quan, lơ là trong việc triển khai thực hiện để dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng thì người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
- Về Vạn Lộc thưởng thức món ngon từ chuột đồng
- Nam Định: Sản xuất cá Koi giống, thu lãi 300 triệu đồng/năm
- Một mình ‘một ngựa’ đi nhặt rác xuyên Việt của cô gái quê Nam Định
- Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận – Giao Thủy Nam Định
- Nghề làm đèn ông sao ở Báo Đáp
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Điều cay đắng tại vườn cây 2.000 tỷ đồng của Trầm Bê
- 68 người chết trong mưa lũ, 34 người còn mất tích
- Ôtô khách đâm thẳng vào nhà dân, hơn 30 người thoát chết
- Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng – Nam Định): Chủ động phòng chống bão lũ
- Sổ đỏ được cấp 20 năm nhiều hộ dân vẫn không được UBND giao nhận
- Không khí Giáng sinh tràn ngập các nhà thờ lớn ở Nam Định
- Hỗn loạn sau giờ khai ấn đền Trần
- Giao Thủy: Chương trình hỗ trợ nông dân thoát nghèo: Cần câu cơm
- Nam Định: Công nhân phát hoảng vì phát hiện cơm có dòi
- [Ảnh]: Cận cảnh bờ kè đê sông Hồng bị sạt lở
- Nghi án giết người, dựng hiện trường giả ở Giao Thủy (Nam Định): Cám cảnh gia đình của nạn nhân
- Sự thật bà nội dùng tay giết cháu gái 20 ngày tuổi
- Nhà thờ Giáo xứ Trực Chính – Nam Trực Nam Định
- Bùi Chu chuẩn bị cho ngày đại lễ thánh Đaminh
- Một phụ nữ tự tử không thành tại cầu đò quan Nam Định
- Công nhận thêm 5 cây di sản tại tỉnh Nam Định