Nếu có dịp về đất Nam Định sẽ thấy không khí làm kẹo Sìu nhộn nhịp khắp các lò, các xưởng. Đây là thứ kẹo được người dân nơi đây đặc biệt ưa chuộng, một miếng kẹo nhấm nháp cùng ly trà xanh là nét văn hóa vẫn còn lưu giữ trong nhiều gia đình.
“Xuân có kẹo Sìu, Xuân đượm sắc
Tết có thơ Vỵ, Tết Nguyên Hương!”
Nhắc đến hai câu thơ ấy ngày Tết đến xuân về, người ta nhớ ngay tới vị ngọt ngào, giòn tan của kẹo Sìu Châu xứ thành Nam, thứ kẹo quyện giữa hạt vừng, hạt lạc và bàn tay khéo léo của con người nơi đây làm cho vị tết thêm đậm đà, tinh khiết.
Kẹo Sìu Châu gần giống với kẹo lạc nhưng thơm và ngon hơn. Ngay cái tên kẹo Sìu Châu cũng gây cho nhiều người sự tò mò, thích thú. Theo người dân Nam Định, cái tên kẹo Sìu châu đã có từ rất lâu đời và gắn liền với một cửa hàng làm kẹo ngon có tiếng. Cửa hàng đó được đặt trước đền Triều Châu ngay bến Ngự sông Vị hoàng (con sông lấp nổi tiếng trong thơ Tú Xương), nên nhân dân quanh vùng quen gọi là kẹo ngon trước cửa đền Triều Châu, rồi gọi đơn giản hơn cho dễ nhớ là kẹo Triều Châu, rồi thành kẹo Sìu Châu hay kẹo Sìu như ngày nay.
Nguyên liệu làm kẹo Sìu Châu rất dễ kiếm, gồm lạc, vừng, đường, mạch nha. Lạc chọn làm kẹo phải được chọn lọc cẩn thận từ những hạt lạc to, mẩy, bóng vỏ và tròn, khi rang chín phải giòn, thơm bùi, vỏ săn lại. Vừng có thể là vừng trắng hoặc vừng đen, mỗi loại vừng sẽ làm cho kẹo Sìu ngon một vị và màu sắc cũng khác nhau. Sau khi vừng và lạc rang chín sẽ được tách vỏ cho thật sạch.
Khâu tiếp theo nấu đường với mạch nha trên bếp to lửa, khi hỗn hợp đường sôi lên thì cho lạc và vừng vào đảo đều tay sao cho lạc và vừng quyện lấy nhau cho đến khi sóng sánh màu nâu hồng là được. Bước cuối cùng là đổ hỗn hợp kẹo còn nóng lên khay có bột nếp để kẹo chống ẩm và nhanh tay cán mỏng kẹo để cắt thành phên hay chia thành từng miếng vuông nhỏ cho vừa miệng.
Ăn miếng kẹo Sìu Châu giòn tan, thơm bùi và ngọt thanh mà không dính răng. Thưởng thức kẹo cùng một chén trà nóng trong không khí se lạnh và lất phất mưa xuân thì ngon không gì bằng.
Ngày nay, kẹo Sìu Châu được biết đến là thứ kẹo quê dân dã không thể thiếu khi Tết đến xuân về và là thứ kẹo ngon rất đỗi tự hào của vùng đất học, đất văn xứ thành Nam.
- Mùa tôm thuyền trứng
- Thiếu nữ Nam Định “gây thương nhớ” với nụ cười toả nắng
- Khám phá xứ sở kèn đồng Nam Định
- Điểm đến cuối tuần: Cơ hội có ‘1-0-2’ để check-in lễ hội ánh sáng lung linh tại Nam Định
- Nghĩa Hưng: Cây sanh dáng trực hoành được trả giá 1 tỷ đồng không bán
- Dệt Nam Định xưa và nay
- Tự hào Nam Định quê hương
- Nhiều người đang nhầm lẫn loại củ độc, ăn một lát nhỏ là ngộ độc cấp thành nhân sâm
- Ôtô đâm hàng loạt xe chờ đèn đỏ ở cửa ngõ Sài Gòn
- Công an tỉnh Nam Định truy nã 3 đối tượng giết người
- Mỹ Lộc: Phá sới bạc của anh em sinh đôi đúng ngày tân gia
- Làng xưa Nam Định – P.2
- Phát hiện thi thể nam giới đang phân hủy khi gặt lúa ngoài đồng
- Biển Quất Lâm hứng chịu bão cấp 9 đổ bộ
- Lãnh đạo Quất Lâm nói về “phố nhạy cảm”: Có ai phấn đấu làm mại dâm?
- Nam Định: Gần 60 công nhân phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
- Nam Định: Từ chối tình cảm trai làng, cô gái trẻ bị sát hại trước ngày cưới
- Cán bộ hưu chuyển hưởng BHYT cựu chiến binh thế nào?
- Nộm rau câu Nam Định
- TRÊN 2 TỶ USD ĐẦU TƯ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NAM ĐỊNH 1
- Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định
- Thượng úy công an chết trong ô tô ở Nam Định: Cơ quan điều tra kết luận chính thức