Đêm ngày 10/2 (tức 14 tháng Giêng xuân Đinh Dậu), tại khu di tích đền Trần(Nam Định) đã diễn ra Lễ khai Ấn đền Trần năm 2017. Lễ khai Ấn là hoạt động trọng tâm của Lễ hội đền Trần, thu hút hàng ngàn du khách đến tham dự mỗi năm. Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, tỉnh Nam Định, các tỉnh lân cận cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương đã đến tham dự Lễ Khai ấn.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định Lê Quốc Chỉnh khẳng định công lao to lớn của vương triều Trần trong lịch sử dân tộc; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của tục lệ Khai Ấn.
Khai Ấn, phát Ấn cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Mọi người bước vào năm mới mạnh khỏe, an vui, nỗ lực học tập, lao động, sáng tạo để đạt được kết quả cao, góp sức xây dựng quê hương, đất nước.
Sau lễ dâng hương, vào lúc 23 giờ ngày 10/2 đã diễn ra lễ rước kiệu Ấn từ đền Cố Trạch về đền Thiên Trường, một trong những nghi thức linh thiêng nhất của buổi lễ, do 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc thực hiện.
Tương truyền hàng năm cứ vào ngày 14 tháng Giêng, đúng giờ Tý, các vua Trần lại khai Ấn, đánh dấu sự trở lại quốc sự sau khi nghỉ Tết âm lịch và ban ấn lộc may mắn đầu năm.

Đông đảo người dân dự Lễ khai Ấn đền Trần Nam Định.
Trưởng từ đền Trần chịu trách nhiệm cất giữ những lá Ấn này để dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng (đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Tháp, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường) và lưu tại hòm đựng Ấn nhà đền.
Từ 23 giờ 55 phút, đền Trần chính thức được mở cửa để nhân dân và du khách vào lễ đầu năm. Hàng ngàn du khách đã tập trung để nhận phát Ấn đền Trần với ước nguyện được phúc lộc, bình an trong năm mới.
Lễ phát Ấn năm 2017 – nghi lễ được đông đảo du khách chờ đón – sẽ bắt đầu từ lúc 5 giờ ngày 15 tháng Giêng âm lịch (ngày 11/2), tại khu vực nhà Giải Vũ, Nhà trưng bày và đền Trùng Hoa. Từ 7 giờ ngày 16 tháng Giêng, sẽ tiếp tục tổ chức phát Ấn cho tới khi hết Ấn. Ban Tổ chức lễ hội dự kiến chuẩn bị số lượng Ấn đáp ứng nhu cầu xin Ấn của nhân dân, du khách.
Ý nghĩa của Lễ khai Ấn tại Đền Trần
Đền Trần, chùa Tháp là di tích lịch sử, văn hóa ở làng Tức Mặc phường Lộc Vượng, TP Nam Định, nơi xưa là quê hương nhà Trần. Sau khi đất nước quét sạch bóng quân Minh xâm lược, người dân nơi đây luôn nhớ công lao to lớn của vương triều Trần liền dựng đền Cố Trạch để thờ Hưng Đạo vương, thân phụ (Trần Liễu), thân mẫu (Đoan Túc) cùng phu nhân Trần Hưng Đạo (Thiên Thành công chúa).
Sự tri ân “uống nước nhớ nguồn” được thể hiện qua việc dựng đền thờ phụng và mở hội để ghi lại những dấu ấn không thể phai mờ. Các lễ hội được mở bao gồm Lễ khai Ấn đầu năm vào tối 14 rạng ngày 15 tháng Giêng âm lịch.
Sáng 15 tháng Giêng âm lịch còn diễn ra lễ Rước nước, ngày 16 tháng Giêng âm lịch có lễ Tế cá.
Bài, ảnh: Lê Sơn – baotintuc.vn
- Nghĩa Hưng: Lận đận những đứa trẻ mưu sinh trên biển
- Những gánh hàng hoa đặc biệt ở đất Thành Nam
- Nhà thờ Giáo xứ Lã Điền – Nam Trực Nam Định
- Huyền thoại nhà máy dệt ‘cứ trả lương là cả thành phố chao đảo’
- Nhà thờ Giáo họ Trung Lễ – Xuân Trường Nam Định
- Giai thoại cầu Vô Tình Nam Định
- “Lạc nhịp” trước vẻ đẹp của nữ giáo viên tiểu học Nam Định
-
Hoàn cảnh éo le của bé trai 12 tuổi ở Nam Định đi lạc ra Hà Nội
-
Nam Định tập trung khôi phục sản xuất sau bão số 1
-
Lời kể lạnh người vụ tai nạn kinh hoàng ở Gia Lai
-
Kẹo Sìu Châu Nam Định – Xuân có kẹo Sìu Xuân đượm sắc
-
Bão số 1 càn quét: Thổi bay hàng ngàn tỷ, 2 người chết
-
Câu cua ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy
-
Bão số 7 “nuốt” áp thấp nhiệt đới, miền Bắc sắp mưa to
-
Nam Định: Hé lộ danh tính nghi phạm vụ cô gái tử vong dưới cống nước
-
Ý Yên: Giá đắt cho kẻ bệnh hoạn hãm hiếp con gái ruột bằng vũ lực
-
Ở đâu có làng nghề, ở đó có thu nhập cao
-
Nam Định: Chết “bất thường” sau khi đến làm việc ở UBND huyện
-
Nam Định: GĐ kho bạc ra văn bản bất thường, bị cấp trên ‘tuýt còi’
-
Thông tin bất ngờ vụ thầy cúng truy sát cả nhà hàng xóm ở Nam Định
-
Về thăm làng “khăn xếp” ở thôn Giáp Nhất, Nam Định
-
Đột kích sới bạc khủng tại Ý Yên Nam Định