BNEWS Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng, dự kiến được xây dựng trong 8 tháng, đến tháng 11/2021 sẽ hoàn tất toàn bộ để đưa vào hoạt động.

May Sông Hồng khởi công xây dựng nhà máy may xuất khẩu tại Nam Định. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Ngày 18/3, tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Công ty cổ phần May Sông Hồng đã khởi công xây dựng Khu sản xuất may xuất khẩu Sông Hồng – Nghĩa Hưng (Sông Hồng 10).
Hiện nay, với chủ trương phát triển công ty về quy mô, hướng tới xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế, Công ty cổ phần May Sông Hồng đã quyết định đầu tư Khu sản xuất may xuất khẩu sông Hồng – Nghĩa Hưng tại xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Dự án có quy mô trên 40 chuyền may xuất khẩu, dệt kim, dệt thoi bao gồm các sản phẩm: váy, áo, jacket… Dự án được xây dựng trên diện tích gần 75.000 m2, mặt sàn 56.000 m2, tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng. Dự kiến, dự án được xây dựng trong 8 tháng, đến tháng 11/2021 sẽ hoàn tất toàn bộ để đưa vào hoạt động.
Dự án sẽ tạo việc làm cho gần 3.000 lao động và sau khi đi vào hoạt động, dự kiến May Sông Hồng sẽ tăng doanh thu lên khoảng 5.500 tỷ đồng. Từ đó, góp phần đóng góp tăng trưởng kinh tế cho huyện Nghĩa Hưng nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung. Dự án được xây dựng sẽ ứng dụng các công nghệ mới trong đảm bảo môi trường, phát triển xanh, sạch bậc nhất Việt Nam.
Theo ông Bùi Việt Quang, Tổng giám đốc Công ty may Sông Hồng, nhà máy được xây dựng theo tiêu chuẩn xanh, sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm điện gió, điện mặt trời, đáp ứng khoảng 55% tổng lượng điện tiêu thụ trong sản xuất. Toàn bộ buồng làm mát, sấy khô sẽ được hợp làm một; xử lý nước thải tái sử dụng.
May Sông Hồng đầu tư nhà máy May Sông Hồng – Nghĩa Hưng với kỳ vọng hướng tới phát triển bền vững, xanh sạch cùng với các đối tác. Trong 2 năm tới, May Sông Hồng sẽ hoàn thiện toàn bộ mô hình số hóa quản trị, các hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng linh hoạt và nhanh chóng hơn, tăng sự hài lòng của khách hàng.

Ông Vũ Đức Giang (bên phải), Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu và tặng hoa chúc mừng doanh nghiệp May Sông Hồng. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Chia sẻ tại lễ khởi công, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Dệt may có vị trí hết sức quan trọng với nền kinh tế trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới, hội nhập. Trong 2 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã xuất khẩu khoảng 6 tỷ USD, tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ 2020. Mục tiêu năm nay, ngành dệt may Việt Nam hướng tới xuất khẩu đạt từ 39-40 tỷ USD.
“Chúng ta đầu tư 1 dự án đã khó nhưng để duy trì dự án trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập còn khó hơn. Vì vậy, May Sông Hồng cần hướng tới phát triển nền tảng tự động hóa gắn với khả năng thích ứng môi trường, chuẩn mực của các nhãn hàng thời trang hiện nay. Đây là sự sống còn của May Sông Hồng về dài hạn.
Ngoài ra, May Sông Hồng tiếp tục nâng cao nền tảng liên kết chuỗi chặt chẽ hơn, đạt các chuẩn mực quốc tế trong các hiệp định thương mại. Nếu có thể đầu tư vào phần chuỗi sản xuất thì giá trị gia tăng, hiệu quả sản phẩm cũng như nhận biết của khách hàng sẽ đánh giá cao hơn. Vì vậy, đầu tư vào chiều sâu mới là cốt lõi trong chiến lược”, ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.
Theo ông Sái Hồng Thanh, Bí thư huyện ủy huyện Nghĩa Hưng, May Sông Hồng là 1 trong những doanh nghiệp sản xuất may mặc lớn. Công ty đã có hàng chục xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung tại Nam Định. Tổng số cán bộ công nhân viên gần 11.000 người. Năm 2020, doanh thu công ty đạt gần 5.000 tỷ đồng, đóng góp ngân sách nhà nước trên 130 tỷ đồng, là đối tác tin cậy của nhiều hãng thời trang trong nước và quốc tế.
“Để dự án hoàn thành và đi vào hoạt động hiệu quả, May Sông Hồng cần tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ đúng cam kết, tuân thủ các quy định về đất đai, bảo vệ môi trường. Các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng cần tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động, không để ảnh hưởng đời sống, sản xuất của người dân quanh dự án. Ngoài ra, các phòng, ban trong huyện cần hỗ trợ đơn vị thi công, chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công, giải quyết vướng mắc phát sinh”, ông Sái Hồng Thanh nói.
Về phía đơn vị nhà thầu thi công, ông Lê Anh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Hợp lực cũng cam kết, trong 7 tháng sẽ hoàn thành thi công và bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng; đồng thời dành mọi nguồn lực tốt nhất để thi công dự án đạt yêu cầu chất lượng…/.
- Đền Lựu Phố – Di tích lịch sử Quốc gia
- 6 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở NAM ĐỊNH
- Màn cầu hôn siêu lãng mạn của cô dâu ‘đeo vàng trĩu cổ’ ở Nam Định với chú rể khiến dân tình ghen tị
- Kỳ Duyên thần thái ngời ngời, khoe vòng một quyến rũ tại sự kiện
- Điểm cầu Lê Hồng Phong-Nam Định rạo rực chờ đón CK Đường lên đỉnh Olympia
- Trung thu về nhớ bánh nướng, bánh dẻo
- Ngất ngây với con đường hoa mười giờ ở Nam Định
-
Thành phố Nam Định phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp vùng Nam đồng bằng sông Hồng
-
Vẻ đẹp của nhà thờ Trung Lao trước khi bị cháy rụi
-
Bánh mỳ Ba Lan – Món ăn dân dã Thành Nam
-
Cháu bé 4 tuổi bị buộc vào cửa sổ ở Nam Định sẽ được hưởng chế độ ưu tiên
-
Vừa “nhảy” xe máy, kẻ trộm cắp có nhiều tiền án tiền sự đã bị CSGT khống chế
-
Lối sống của người Nam Định
-
Đại hội Hội ND Nam Định: Hội vững mạnh, hội viên vững tin
-
Sốt xuất huyết ở Nam Định đang ở mức báo động
-
Những kỷ vật thời chống Pháp của Nhà máy Dệt Nam Định
-
Bí mật động trời dưới các trụ điện 220kv: Người dân sẵn sàng cầm cố tài sản để kiểm chứng
-
Bầu khí chuẩn bị Giáng Sinh tại một số giáo xứ Nam Định
-
Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai khẩn cấp các biện pháp ứng phó với bão số 11
-
Pro Sports Giao Thủy: Khẳng định sức trẻ
-
Lễ hội bơi trải truyền thống của làng Đỗ Xá – Điền Xá – Nam Trực – Nam Định
-
Bệnh viện đa khoa Hải Hậu: Chúng tôi không sai thì sao nhận lỗi