So với mô hình nuôi cá thịt truyền thống, nuôi cá Koi lai đem lại nguồn thu gấp nhiều lần. Một số hộ nông dân ở Nam Định đang khấm khá nhờ chuyển đổi mô hình thuỷ sản này.
Anh Nguyễn Tiến Dũng (SN 1965) ở xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc là một trong những người đầu tiên ở đây đưa cá Koi về nuôi. Sau 5 năm vừa học, vừa làm, anh Dũng đã có trong tay một cơ ngơi khang trang, bề thế. Xung qoanh ngôi biệt thự là 3 ao cá cảnh. Anh đã lai ghép thành công cá Koi Nhật và cá Koi Trung Quốc, tạo giống mới phù hợp với thời tiết nuôi ở miền Bắc.
Nhấp một ngụm trà, anh Dũng giải thích: Cá Koi Nhật Bản được nhập từ miền Nam về có giá hơn 100 USD/con trưởng thành. Mức giá này, một mặt khẳng định giá trị của Koi, mặt khác cũng hạn chế lượng người mua, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc, khiến lượng cá được tiêu thụ hạn chế.
Đầu ra lúc này trở thành một bài toán khó. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Dũng quyết định thử “ghép đôi” cá Koi Nhật Bản và cá Koi Trung Quốc nhằm tạo ra giống lai mới phù hợp với khí hậu Bắc bộ. Nghĩ là làm, năm 2013, anh bắt tay vào vai người “đỡ đẻ” cho cá Koi. Anh ghép 2 cặp cá bố mẹ, mỗi cặp cho vào một bể riêng biệt để tạo màu cá theo ý muốn. Tuy trứng nhiều nhưng nở ra không có màu.
Thất bại lần đầu, anh Dũng không nản lòng. Tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi, anh cho 10 cặp cá bố mẹ của 2 loại vào chung một bể. Kết quả việc lai tự nhiên cho tỷ lệ cá có màu sắc đẹp cao. Anh Dũng cho biết: “Cá Koi Nhật đẻ cho tỷ lệ 5 – 10% cá có màu sắc đẹp. Với việc lai cá koi Nhật và cá Koi Trung Quốc, tỷ lệ này đạt đến 30%”.
Anh cũng cho biết thêm, giống cá Koi lai này thích nghi tốt với khí hậu miền Bắc. Cá phàm ăn, chịu được rét và phát triển tốt trong mùa đông. Hơn nữa, giá không quá cao như cá koi Nhật nên thị trường ưa chuộng và tiêu thụ tốt.
Cá khỏe mạnh, không dị tật, màu sắc đẹp sẽ được lựa chọn làm con bố mẹ. Nuôi sau 1,5 năm thì bắt đầu cho cá sinh sản. Theo kinh nghiệm của anh Dũng, cá đực phải khỏe mạnh, mập mạp, lỗ sinh dục lồi, vây có gai ram ráp. Với cá cái, lựa chọn con bụng to, chửa vừa tầm. Cá già có chửa sẽ không tốt, trứng dễ phân hủy.
Quy trình đưa cá lên bể đẻ cũng phải được tiến hành nghiêm ngặt. Bể được thiết kế thông thoáng, nhiều ánh sáng. Ngoài ra, cần chuẩn bị bèo lục bình nuôi trên bể nước sạch từ 1 – 1,5 tháng để rễ dài, trắng rồi chuyển xuống bể đẻ của cá, làm giá thể cho trứng cá bám vào.
Với 1 bể rộng 10m2, anh Dũng thả 10 cặp bố mẹ, ước chừng 20kg. Với kinh nghiệm 4 năm làm cá giống, anh Dũng chia sẻ, cá cái khối lượng lớn thì tăng đực, cá cái bé thì không cần nhiều đực. Anh cũng cho biết, nhu cầu oxy của cá bố mẹ tăng gấp 2 lần bình thường nên hệ thống sục khí và máy bơm nhỏ được vận hành 24/24h nhằm cung cấp oxy, tạo dòng chảy để kích thích cho cá đẻ.
Cá bố mẹ được đưa lên bể đẻ vào buổi chiều. Khi cá đực cắn vây con cá cái, cá cái uốn cong người lên thì quá trình thụ tinh bắt đầu. Quá trình này diễn ra từ 3 – 4h và kết thúc 7 – 8h. Ước tính 10kg cá cái, cho 2kg trứng.
Trứng ấp từ 5 – 7 ngày sẽ nở thành cá bột, đạt 50 – 60 vạn cá bột. Dùng gạo nghiền nấu bột làm thức ăn cho cá trong vòng 10 ngày, theo tỷ lệ 30 vạn cho ăn 1,5kg bột gạo nghiền. Khi cá lớn và khỏe mạnh, sẽ cho ăn lần lượt cám mảnh, cám viên hạt cải.
Thoăn thoắt đảo tay chọn cá giống chuẩn bị xuất bán, anh Dũng cho biết: Đến giai đoạn cá được khoảng ngoài 15 ngày tuổi, bà con nên lựa tuyển những cá thể có màu sắc đậm nét, các khoang màu phân biệt rõ ràng để giữ lại nuôi vì đây là loại cá cho giá trị lớn. Các cá thể còn lại nên loại bỏ. Sau khi thực hiện khâu này, từ 50 – 60 vạn cá bột ban đầu sẽ chỉ còn lại 30 – 40 vạn. Tuy vậy, giá bán các cá thể được tuyển chọn kỹ lại khá cao, gấp nhiều lần so với cá thịt đơn thuần.
Theo Đỗ Thùy Mỵ (Nông Nghiệp Việt Nam)
- Clip hot Nam Định: Chàng trai quỳ gối trao nhẫn cho người yêu trên sân bóng vì… cô nàng cứ giận là trả lại
- Nam Định: Đám cưới độc nhất vô nhị khi chú rể rước dâu bằng xuồng
- Hải Hậu: Đường quê lãng mạn trong sắc hoa mười giờ
- Chả cá Hùng Vương – ‘thương hiệu vàng’ của đất Thành Nam
- Chi tiết cách làm món bánh nhãn Nam Định ngon
- Không lấy được vợ Hà Nội vì là trai Nam Định
- Những con người thầm lặng làm nhiệm vụ nhặt xác thai nhi
- Nhân chứng kể lại phút xe con bị container đè bẹp khiến 2 trưởng phòng trường sư phạm tử vong
- Bảo tàng Nam Định ‘mở chợ’ cổ vật
- Mr.Đàm ‘kêu cứu’, trích 50% lương giúp nhà thờ trăm tuổi bị cháy
- Trên đường đi học, nam sinh bị chó dữ tấn công phải khâu hơn 20 mũi ở mặt
- Phát hiện thi thể nam giới đang phân hủy khi gặt lúa ngoài đồng
- Bánh xíu páo Nam Định: Ăn một lần là nhớ mãi!
- Trực Ninh: Bi kịch người phụ nữ ‘tố’ bị em ruột bạo hành, phải sống ở chợ
- Tạm ngừng cung cấp suất ăn của công ty trong vụ 50 công nhân ngộ độc
- Nhớ mẹ, bé trai đạp xe hơn 100km từ Nam Định lên Hà Nội tìm mẹ
- Nam Trực: Mất đất, mất nhà vì cả tin
- CSGT chặn nhóm người nghi dùng ôtô bắt giữ thanh niên quê Nam Định
- Bắt thanh niên 20 tuổi cứa cổ tài xế ô tô công nghệ, cướp tài sản
- Nam Định: Bé sơ sinh chết bất thường, lãnh đạo bệnh viện nói gì?
- Biển Quất Lâm hứng chịu bão cấp 9 đổ bộ
- Nam Định: Sẵn sàng Lễ đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’