Sau nhiều ngày thi công phá bỏ Nhà máy dệt Nam Định chỉ còn tồn tại dãy căn tin và xưởng dệt để đảm bảo việc làm cho công nhân. Riêng cây bàng lịch sử sẽ được giữ lại vĩnh viễn.

Sau nhiều ngày thi công phá bỏ, Nhà máy dệt Nam Định gần như đã bị san phẳng, để lại nhiều nỗi tiếc nuối cho người dân quanh vùng.

Sáng 9/7, nhiều máy xúc tiếp tục được huy động đến phá dỡ những căn nhà cũ.

Khu Nhà máy Nhuộm gây ô nhiễm đã được di dời máy móc từ năm ngoái và đi vào hoạt động ổn định. Vài tháng gần đây, công nhân tập trung phá dỡ khu vực này để lấy mặt bằng sạch xây dựng Khu đô thị Dệt may Nam Định.

Các nhà xưởng gần với đường Bến Thóc đã phá dỡ gần xong.

Các xưởng cũ xa đường hơn của Nhà máy Sợi cũng đã được di dời máy móc để gộp sang bên phía Nhà máy Dệt. Những dãy nhà này cũng sẽ bị phá trong thời gian không xa.

Căn tin của Nhà máy Sợi vắng hơn thường lệ bởi đã di dời gần xong. Trong thời gian tới, chính dãy nhà này cũng sẽ bị phá bỏ.

Những bức tường bên ngoài Nhà máy Nhuộm tạm thời được giữ lại trong thời gian thi công.

Các cửa sổ đều được rào lưới sắt để ngăn người ngoài xâm nhập. Khi các công trình bên trong được xây dựng xong, bức tường này sẽ bị phá.

Bên trong một nhà xưởng cũ có thể thấy rõ sự xuống cấp. Trong nhà ẩm thấp, tường gạch bong ra từng mảng.

Một nhà xưởng đã được tháo dỡ phần nóc.

Thứ được giữ lại duy nhất ở khu vực này là cây bàng lịch sử, nơi treo lá cờ Đảng của Chi bộ đầu tiên ở thành phố Nam Định. Xung quanh cây bàng sẽ được xây dựng công viên 25/3.


Tương lai, tất cả sẽ được chuyển ra Khu công nghiệp Hoà Xá, cách nhà máy cũ khoảng 3 km.
Trao đổi với Phóng viên, ông Trần Ngọc Khanh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định cho biết, Nhà nước đã có chủ trương di dời Nhà máy Dệt Nam Định ra khỏi trung tâm thành phố từ năm 2003, bởi chỉ có ra khu công nghiệp tập trung thì mới có thể tạo điều kiện để xử lý môi trường một cách triệt để.
Mặt khác, việc phá bỏ nhà máy cũ sẽ tạo điều kiện xây dựng nhà máy mới với các trang thiết bị hiện đại, góp phần đảm bảo đời sống cho hàng nghìn lao động.
“Về việc bảo tồn, chúng tôi sẽ giữ lại cây bàng lịch sử, nơi treo lá cờ của Chi bộ Đảng đầu tiên ở thành phố Nam Định và khu nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở khi ghé thăm Nam Định, hiện là bảo tàng ngành dệt”, ông Khanh nói.
Theo: Zing.vn
Xem thêm:
Ảnh tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh 3 lần về thăm nhà máy dệt nam định
Giữ lại 1 phần của nhà máy dệt
Nhà máy dệt nam định viết tiếp trang sử mới
Tạm biệt nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương
- Nữ sinh ‘bán thân’ vì dính bẫy đa cấp
- Mê mẩn vườn hoa mười giờ rực rỡ ven sông của chàng trai học kiến trúc mê hoa
- Dàn sao Việt diện váy sexy tại chung kết Siêu mẫu
- ‘Say nắng’-có con riêng, trưởng phòng đô thị ‘đền’ 500 triệu
- Nam Định: Chắp cánh ước mơ cho trẻ thiệt thòi
- Bình minh trên nhà thờ đổ Nam Định
- Hotgirl thẩm mỹ Vũ Thanh Quỳnh: 2 năm trước bị quỵt lương, nay nhan sắc thăng hạng, được người bí ẩn tặng hoa mỗi ngày
-
Nam Định: Không khí rộn ràng của làng làm đèn ông sao Báo Đáp
-
Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
-
Món ngon Thành Nam nhắc đến là thèm
-
Nam Định: Xe máy đâm trực diện xe khách, 2 nam thanh niên tử vong
-
Dàn siêu xe đón dâu cực khủng tại Nam Định
-
Nam Định: Người lao động bị tai nạn cụt cả hai tay, công ty lờ chuyện bồi thường
-
Phá băng trộm lấy một lúc 7 xe máy trong khu nhà trọ
-
Nam thanh niên đi xe SH không biển số mang ma túy bị Cảnh sát 141 phát hiện
-
Xe khách lật xuống ruộng, 12 người thương vong
-
Sổ đỏ được cấp 20 năm nhiều hộ dân vẫn không được UBND giao nhận
-
Nam Định: Hoảng hốt phát hiện xác nam thanh niên bên bẫy chuột
-
Phương pháp chế biến giò sạch của người dân Nam Định
-
Sự thật hai người phụ nữ bị dân vây đánh vì nghi bắt cóc trẻ em ở Nam Định
-
Nam Định: Triều cường dâng cao, nhiều ki ốt ngập trong nước
-
Nam Định: 17 năm chạy chữa vô sinh, cặp vợ chồng sát tuổi 40 vẫn quyết tâm làm cha mẹ