1. Hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động dưới 100 người;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300 người;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500 người;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
– Quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Hành vi đưa tin không chính xác hoặc không kịp thời về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm (như Covid-19) sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp;
– Thu tiền việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ
– Mức phạt: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức).
Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật”.
– Quy định: Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; (như liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19):
– Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật”.
– Quy định: tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
*Xử lý hình sự: Trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh; (như Covid-19) có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.
4. Hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
(Như hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định để phòng ngừa dịch bệnh Covid – 19):
– Mức phạt: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
– Quy định: tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.
Như hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định để làm phát sinh, lây lan dịch bệnh (như Covid – 19):
– Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Quy định: tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm (như dịch bệnh Covid-19);
Hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật (như dịch bệnh Covid-19)
– Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Quy định: tại Điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
7. Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, (mắc bệnh Covid-19);
Hành vi cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (bệnh dịch Covid-19);
Hành vi cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (bệnh dịchCovid-19).
– Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Quy định: tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
*Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
8. Hành vi không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế;
Hành vi không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra viện hoặc kết thúc việc điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
9. Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với người truyền nhiễm (mắc bệnh Covid-19) thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; (như dịch bệnh Covid- 19)
– Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế”.
– Quy định: tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
*Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
10. Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; (như không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết):
– Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Quy định: tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
11. Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch: (như dịch bệnh Covid- 19)
– Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức).
– Quy định: tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
12. Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch: (như dịch bệnh Covid- 19)
– Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức).
– Quy định: tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
*Xử lý hình sự: Trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như: quán bar, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập gym/yoga/game, rạp chiếu phim…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.
13. Hành vi không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;
Hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
Hành vi không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A, (như dịch bệnh Covid- 19).
– Mức Phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
– Quy định: tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
14. Hành vi không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
Hành vi đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
Hành vi không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch (như dịch bệnh Covid-19):
– Mức phạt : Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức).
– Quy định: tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
15. Hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khấn cấp dịch; (như dịch bệnh Covid-19):
– Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức).
– Quy định: tại Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
16. Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ (như liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19) tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân (đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân).
– Quy định: tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2016/NĐ-CP) của Chính phủ.
17. Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ (như liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19) do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ốn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước”.
– Quy định: tại Khoản 3 và 7 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
18. Hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
– Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức).
– Quy định: tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
19. Hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài,vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức). Người nước ngoài có hành vi VPHC, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể còn bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Quy định: tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
*Xử lý hình sự: Hành vi liên quan đến quy định về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý theo Điều 347 và 348 Bộ luật Hình sự 2015.
20: Hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ; xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ (như lực lượng phòng, chống dịch bệnh Covid-19):
– Mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức).
– Quy định: tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
21. Hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh (như dịch bệnh Covid-19) mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đổi với tổ chức).
– Quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
*Xử lý hình sự: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh (như dịch Covid-19) có thể bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.
(Phạm Văn Thiệu – Trưởng phòng Tư pháp huyện)
- Đằng sau bức ảnh kỷ yếu cực chất là một cú ngã đau tưởng ngất của đôi bạn trẻ
- Sự thật về cô bé đỡ tráp ăn hỏi ở Nam Định
- Công ty Hưng Thịnh Land hỗ trợ trung tâm cưu mang người già, tàn tật ở Nam Định
- Cô gái Nam Định quyết giảm cân vì mê những chiếc váy ôm sát cơ thể
- Thành Phố Nam Định Về Đêm
- Phở Ngon Nam Định
- Địa điểm check-in đẹp như Tây ở các nhà thờ tại Việt Nam
- Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống
- Trở lại vùng quê cách mạng Hải Đường Hải Hậu
- Hôm nay (26/2), khai hội đền Trần (Nam Định) Xuân Mậu Tuất 2018
- Nam Định:Điều tra vụ nổ trong đêm làm 3 người chết 1 người bị thương
- Những ‘thánh đường’ tỏa khói ở Nam Định
- Tặng 150 triệu đồng, lội bùn trong vùng lũ, Kỳ Duyên vẫn bị chê ‘làm màu’
- Cha mẹ lơ là, bé trai 2 tuổi bị kéo cắm ngập vào tai
- Thành phố Nam Định ra quân mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại pháo
- Vụ nổ chết người với những đồn đoán ghen tuông tình ái
- Hơn 10.000 người đổ về Quất Lâm tắm biển dịp nghỉ lễ 30/4
- Làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam
- Nam Định: Đã xác định nguyên nhân công nhân giày da bị ngất xỉu
- Nam Định: Triều cường dâng cao, nhiều ki ốt ngập trong nước
- Ý Yên Nam Định: Triệt phá đường dây đưa ma túy đá
- Nghĩa Hưng: Cần xử lý đúng quy định của pháp luật