Ngoài đồ dùng vệ sinh cho phụ nữ, nhóm thiện nguyện của anh Nguyễn Nhật Linh (Bắc Giang) còn tặng nhu yếu phẩm, vật tư y tế cần thiết cho người dân vùng dịch.
“Khi được nhận những gói băng vệ sinh tiếp tế, tôi thấy nhiều chị em còn hạnh phúc, vui mừng hơn cả khi nhận đồ ăn. Món đồ này rất cần thiết cho phụ nữ trong thời gian cách ly dài ngày song không phải nhóm thiện nguyện nào cũng lưu ý”, anh Nguyễn Nhật Linh (sinh năm 1983) nói với Zing.
Nhiều ngày qua, hình ảnh những người đàn ông trong bộ đồ bảo hộ, khẩu trang kín mít, chở theo hàng nghìn gói “có cánh, không cánh”, đem phát tặng các điểm cách ly, khu phong tỏa ở huyện Việt Yên và một số xã lân cận đã trở nên quen thuộc.

Anh Linh và nhóm thiện nguyện tặng người dân khu cách ly nhu yếu phẩm, đặc biệt là sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ.
Nhật Linh cho biết anh bắt đầu triển khai hoạt động tiếp tế cho người dân khu cách ly từ 16, 17/5.
Sau thời gian đầu tự bỏ tiền duy trì, anh tập hợp một số người quen có chung mục tiêu hoạt động theo nhóm đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các đối tác kinh doanh, mạnh thường quân.
Đến nay, anh và khoảng 10 thành viên của nhóm kêu gọi được 600 triệu đồng. Số tiền này dùng để mua các loại nhu yếu phẩm, vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, nước sạch.
Hàng ngày, cách thành viên sẽ họp vào khoảng 7h, chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm phụ trách phân phát đồ tại các xã cụ thể. Phần lớn thực phẩm, đồ dùng nhóm mua sẽ được chuyển tới các siêu thị 0 đồng và khu cách ly tại 17 xã của huyện Việt Yên.
“Mỗi ngày, chúng tôi tự bốc dỡ khoảng 15 tấn hàng hóa vì không muốn tập trung nhiều người, gây nguy cơ lây lan bệnh. Hôm nào nhanh sẽ xong việc vào khoảng 18h, 19h, muộn hơn thì có lúc đến 2h sáng. Việc ăn uống cũng chia theo nhóm nhỏ 2 người để hạn chế tiếp xúc”.

Các thành viên tự bốc dỡ nhiều tấn hàng hóa mỗi ngày.
Ngoài bốc dỡ hàng nặng nhọc, điều khiến các thành viên nhanh mất sức là việc phải mặc đồ bảo hộ khi di chuyển giữa trời nắng nóng.
“Có mặc những bộ đồ này, tôi mới hiểu sự vất vả của các nhân viên y tế hiện giờ. Chỉ sau ít ngày, tôi từ nặng 84 kg xuống chỉ còn 76 kg”.
Cũng vì công việc di chuyển nhiều, 10 thành viên trong nhóm đều chủ động không tiếp xúc với các thành viên trong gia đình và thực hiện xét nghiệm Covid-19 3 ngày/lần.
“Có anh em về nhà, thấy con khóc cũng không dám bế, vợ chồng ngủ riêng. Tôi cũng may mắn có được sự ủng hộ, hỗ trợ của gia đình để yên tâm đi tình nguyện. Thấy trời nắng, bà xã tôi đều đặn làm nước ép trái cây để tôi và anh em uống lấy sức”.
Nhóm thiện nguyện của anh Linh dự định duy trì hoạt động, hỗ trợ người dân khu cách ly, đặc biệt là nhóm khó khăn như công nhân, đến khi nào tình hình dịch bệnh ổn định.
“Chúng tôi hoạt động với phương châm ‘không ai bị bỏ lại phía sau’. Giữa thời điểm này, dù chỉ có thể giúp chút sức mọn, chúng tôi cũng sẽ cố gắng hết sức”.
- TA HỎI NAM ĐỊNH… ?
- Nước mắm Giao Châu
- Đến nhà người yêu chơi, ‘tiểu thư nông thôn’ bị cả huyện người soi mói chuyện ăn cơm bằng thìa, rửa bát dùng găng tay
- Trót “sở hữu” vòng 1 ngoại cỡ, cô bạn bị chủ shop phũ phàng khuyên “mặc áo con trai cho dễ chịu”
- Nam Định: Sở hữu ‘chị’ gà mặt sư tử nghìn đô, trai trẻ chiều gà hơn người yêu
- [Tiếp] hình ảnh giáng sinh tại một số giáo xứ Nam Định
- Kỳ diệu: Sản phụ Nam Định suy thận giai đoạn cuối vẫn sinh con khỏe mạnh
-
Nam Định: Một bé trai bị bỏ rơi tại nghĩa trang
-
Liều lĩnh trộm ô tô BMW ở Hà Tĩnh, mang ra Nam Định bán
-
Hỗn chiến kinh hoàng tại quán karaoke khiến 2 người thương vong
-
Cố băng qua đường sắt dù barie đã đóng, người đi xe máy suýt mất mạng
-
Đầu xuân đi chợ Viềng mua may cầu lành
-
Chợ gần chục Tỷ bỏ hoang giữ Tp.Nam Định
-
Chùm ảnh: Rùng mình với cảnh thịt bò, bê ngập chợ Viềng
-
Nam Định: Đầu tư xây dựng đô thị văn minh, hiện đại
-
Bắt giữ tài xế Nam Định gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn
-
Thưởng thức xôi xíu gia truyền ngon nức tiếng tại Nam Định
-
Trong 2 giờ tới vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận tỉnh Nam Định
-
Vì sao đoạn đường Phù Nghĩa hay xảy ra tai nạn giao thông?
-
Nam Định: Danh sách 15 ứng cử viên Đại biểu Quốc hội
-
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy làm Chủ tịch MTTQ tỉnh Nam Định
-
Tận cùng ngõ ngách, đâu đâu cũng phở