Sau 32 giờ làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm, các cán bộ, giảng viên thuộc nhóm nghiên cứu Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương đã chế tạo thành công robot vận chuyển thực phẩm để phục vụ phòng chống đại dịch COVID-19.
Sáng 21/2, TS. Đỗ Văn Đỉnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết “Robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch COVID-19” đã được hoàn thiện.
Kể từ khi đợt dịch thứ 3 bùng phát tại Chí Linh, Trường Đại học Sao Đỏ cử 15 cán bộ, giảng viên tham gia hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu làm công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và phục vụ người trong Bệnh viện Dã chiến số 1, các khu cách ly tập trung. Nhận thấy việc tiếp xúc thường xuyên với F1 có thể làm gia tăng khả năng lây nhiễm chéo, nhóm cán bộ, giảng viên này đã đề xuất lên Ban Giám hiệu nhà trường nghiên cứu, chế tạo một robot chuyên thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm.
Tối 18/2, chủ trương nghiên cứu, chế tạo “Robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch COVID-19” đã được Ban Giám hiệu Trường Đại học Sao Đỏ phê duyệt. Sáng sớm hôm sau, “Nhóm nghiên cứu” do TS Đỗ Văn Đỉnh và 5 cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm của 2 khoa Điện và Cơ khí bắt đầu nhóm họp, bàn bạc, lên bản vẽ thiết kế…
Chỉ sau khoảng 3 giờ, nhóm đã hoàn thành nghiên cứu và lên bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên để bắt đầu chế tạo nhóm phải đợi nguyên liệu từ Hà Nội chuyển về. Suốt từ sáng 19 đến trưa 20/2, các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã làm việc liên tục, với quyết tâm hoàn thành chế tạo robot sớm phút nào hay phút ấy. Sau 32 giờ thần tốc, robot đã được hoàn thành và đưa vào thử nghiệm tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế Chí Linh).
Kết quả cho thấy robot rất biết “nghe lời”, hoạt động hiệu quả, di chuyển linh hoạt, chỉ cần nâng cấp một vài chi tiết là hoàn thiện. Robot sử dụng nguồn điện 1 chiều (12V, có thể chạy 4 ngày liên tục mới phải nạp thêm), di chuyển trên hệ thống bánh xích, cao 1,5m, với 3 tầng giá đựng có thể chứa cơm, quần áo, nước sát khuẩn và các vật dụng khác phục vụ trong các bệnh viện dã chiến, khu cách ly y tế tập trung. Mỗi lần vận chuyển robot này có thể mang theo hơn 100kg nhu yếu phẩm.
Với bộ điều khiển bằng tay, người sử dụng có thể điều khiển robot di chuyển tiến, lùi, rẽ phải, rẽ trái tùy ý trong bán kính 200m. Robot này có thể di chuyển trên bề mặt có độ dốc, nghiêng.
Việc sử dụng robot sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc gần giữa người với người trong khu cách ly tập trung hoặc trong các bệnh viện dã chiến. Điều này sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2./
- Tại Sao Nam Định Là Dân 2 Ngón?
- Giao Thủy: Chương trình hỗ trợ nông dân thoát nghèo: Cần câu cơm
- Đền Trần một tuần trước lễ khai ấn
- Mãn nhãn dàn cây độc bậc nhất đất Thành Nam
- Nam Đinh: “Phát hờn” với cây khế cổ thụ giá gần nửa tỷ
- Chè kho Nam Định – Hương vị quê nhà
- Đặc sản thôn quê Nam Định: Gạo Tám xoan Hải Hậu chính hiệu
- Bắt giữ 10 bánh heroin Khi đang trên đường từ Điện Biên về Nam Định tiêu thụ
- Lật tẩy chân dung nam thanh niên ngất xỉu ‘xuyên Việt’ nhiều năm liền chưa tìm được đường về quê, giả khuyết tật lừa người
- Vẻ đẹp của đất và người Nam Định
- Nam Định: Băng qua đường quốc lộ, một người bị cuốn vào gầm xe
- Đâm đuôi xe cùng chiều, nam thanh niên tử vong trên đường đi làm về
- Nét đẹp văn hóa nghề làm bánh nhãn Hải Hậu
- Điều gì đã làm nên sản phẩn gạo Tám xoan Hải Hậu thượng hạng
- Bà nội sát hại cháu gái 22 ngày tuổi, giấu xác dưới gầm giường trước khi phi tang
- Trông quán giúp bạn, bị cướp hết tiền
- Nam Định xây dựng 12.662 tủ sách lớp học
- Bánh nhãn Hải Hậu – hương vị đồng quê
- Mất lái, container đâm vào dải phân cách lật ngang đường
- Nam Định ứng phó với siêu bão Mangkhut theo phương châm ‘4 tại chỗ’
- Cháy tàu trên Vịnh Hạ Long, 19 du khách thoát nạn
- Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy