Lối sống của người Nam Định

Lối sống của người Nam Định

Nam Định là một thành phố có nhiều nét tương đồng và có phần chịu nhiều ảnh hưởng về một vài mặt đời sống của thủ đô Hà Nội. Điều thú vị này thể hiện ở lối sống đô thị nhàn tản và trầm mặc ở khu phố cổ, những dãy phố buôn bán từ lâu đời đều dẫn đến Chợ Rồng. Chợ Rồng là chợ – trung tâm thương mại nổi tiếng từ thời là Trấn Sơn Nam Hạ, cùng với chợ Đồng Xuân ( Hà Nội), Chợ Sắt ( Hải Phòng ). Vai trò của chợ Rồng đối với đời sống thương mại kinh doanh của Nam Định quan trọng và nổi bật nhất đến mức nhiều thời kỳ người ta thường gọi vui người Nam Định là ” dân chợ Rồng”.
1

Nam Định cũng giống Hà Nội ở một con phố Nguyễn Du đến mùa thu là nức mùi hương hoa sữa, cũng có một nhà Thuỷ Tạ bên hồ như hồ Gươm của Hà Nội. Nhiều thế hệ người Nam Định trong những thập niên 80-90 của thế kỷ XX khi đời sống còn khó khăn, ít trò giải trí như bây giờ vẫn thường chờ đến tối thứ 7 cuối tuần để đi đạp thuyền vịt ở hồ Vị Xuyên, hay xếp hàng chờ mua chiếc kem Thuỷ Tạ bên hồ, đi xem chiếu bóng ở rạp Tháng tám. Thành phố nhỏ, hẹp, nhiều ngõ ngách, đôi khi đi dạo chỉ đạp xe lòng vòng quanh những con phố nhỏ cổ kính với hàng ngói nâu trầm mặc, phố này thông sang phố kia rồi lại về phố nhà mình. Đến bây giờ, người Nam Định vẫn gọi quen hồ Vị Xuyên là ” bờ hồ”, đúng như cách người Hà Nội trìu mến gọi Hồ Gươm qua nhiều thập niên. Cuộc sống ở Nam Định ở những thập niên trước đặc biệt là thời bao cấp có nét tương đồng và giản dị như thủ đô Hà Nội khi chưa mở cửa.

Chợ Nam Định

Chợ Nam Định

Người Nam Định thực chất không thuần nhất về nguồn gốc. Trong thời kỳ phát triển rực rỡ của mình thế kỷ XVIII- XIX, thành phố này tiếp nhận nhiều di dân từ các địa phương trên cả nước, từ các làng nghề ở Hưng Yên, Hà Bắc, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, các sĩ tử,…đến lập nghiệp, sinh sống kinh doanh. Có nhiều quan người ở Nghệ Tĩnh khi ra coi thi ở Nam Định mang cả gia đình ra sinh sống ở đây. Chưa kể một bộ phận người gốc Hoa chủ yếu ở Phúc Kiến, Triều Châu.. sang lập nghiệp, hình thành những con phố của riêng họ như phố Khách ( nay là đường Hoàng Văn Thụ), phố Hàng Sắt, đã sống lâu đời tại đây, hình thành nên một bộ phận nhỏ người Việt gốc Hoa ngày nay v.v…. Tuy nhiên, người Nam Định qua nhiều thời kỳ đa phần nói chung được biết đến với lối sống cởi mở, chân thành, có nét khôn khéo nơi phố phường kinh doanh lâu đời, ưa sự ổn định yên bình, và đặc biệt coi trọng sự học hành, giáo dục.

2

Do địa bàn thành phố nhỏ, nên cuộc sống người Nam Định chỉ chủ yếu xoay quanh công sở hay cửa hàng và gia đình của họ. Người Nam Định thích các hoạt động ngoài trời như đi dạo công viên, tập thể dục, họ thích gặp gỡ tụ tập bạn bè mỗi buổi chiều sau một ngày làm việc. Cũng như Hà Nội, văn hoá bia hơi rất phổ biến ở Nam Định, đôi khi chỉ vài cốc bia hơi sùi bọt với đĩa lạc rang họ có thể trò chuyện đủ thứ đề tài trên đời từ đời sống, công việc, quan hệ xã hội,.. đến sức khỏe, thời tiết và nhất là bóng đá. Người Nam Định rất say mê bóng đá, và là một địa phương có truyền thống từ thời Pháp, với các đội Tonkin, Nhà máy Dệt, sau này là Hà Nam Ninh và bây giờ là CLB MEGASTAR Nam Định. Đời sống của nhiều thanh niên ở thành phố này là gắn liền với những buổi chiều xách giày ra sân Quảng Trường hay sân dệt đá bóng, hay đi mua vé mỗi ngày chủ nhật xem đội nhà thi đấu ở V-League với sự cổ vũ cuồng nhiệt.
1

Nam Định đựơc coi là đất học, với thành tích giáo dục vào loại hàng đầu cả nước. Thành phố Nam Định cũng tập trung nhiều cơ sở đào tạo chất lượng, với đội ngũ tri thức lành nghề. Người Nam Định đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục, họ thường làm lụng vât vả để dành tiền nuôi con cái họ học hành cho đến nơi đến chốn. Họ luôn coi việc con cái học giỏi là niềm tự hào lớn nhất của gia đình, và nhấn mạnh chỉ có con đường học hành, học Đại Học, ” lên Hà Nội” là con đường đem lại tương lai tươi sáng trong bối cảnh thành phố về điều kiện kinh tế và cơ chế hành chính còn nhiều bất cập. Chính điều đó đã tạo nên những cuộc cạnh tranh gay gắt vào những cơ sở đào tạo nổi tiếng các cấp học của thành phố điển hình như kỳ thi vào trường chuyên Lê Hồng Phong vô cùng quyết liệt.
45484622

Người Nam Định, nhất là thế hệ cao tuổi và trung niên, thường vẫn hay tự hào và chút nuối tiếc về quá khứ có phần tiếng tăm nhưng giờ đã lùi xa của thành phố này, từ thời Nam Định còn là trong ba thành phố quan trọng nhất Bắc Kỳ, họ tự hào về đội bóng của họ đang thi đấu ở giải vô địch quốc gia, với lực lượng chỉ hầu hết là nội binh điạ phương tự đào tạo, tự hào về truyền thống học tập của thành Nam…

Hiện nay nhiều người dân sống ở phố cổ vẫn ngày qua ngày sống chen chúc trong những con ngõ chật và bề ngang rất hẹp, sâu hun hút, những cụ già vẫn hay ngồi mỗi chiều trước hiên những ngôi nhà rêu phong cũ kỹ ngắm người qua lại với vẻ trầm mặc quên thời gian.

Ẩm thực

Người Nam Định rất sành ăn. Bằng chứng là thành phố này có nền ẩm thực đặc trưng châu thổ sông Hồng với nhiều đặc sản nổi tiếng. Phở Nam Định, đã quá quen tên trên cả nước và quốc tế. Người Nam Định rất thích ăn phở, nhất là phở bò, phở gà, áp chảo, sốt vang.. Từ cách đây gần 1 thế kỷ, người dân ở đây đã thích ăn phở ngầu pín ( dái bò) như một thú khoái khẩu. Các quán phở Nam Đinh có mặt ở khắp nơi trong phố phường trở thành thói quen thường ngày trong cuộc sống địa phương. Ngoài ra đặc sản nổi tiếng đặc trưng của thành phố này mà ai cũng muốn mua làm quà là bánh gai Bà Thi trên đường Trần Hưng Đạo, chuối ngự, kẹo Sìu Châu, bánh nhãn bánh cuốn Làng Kênh… Rau muống vùng Thượng Lỗi nổi tiếng là ngon,luộc lên xanh mướt, ngày xưa thường được dùng tiến vua ở hành cung Thiên Trường.

Người Hoa cũng mang đến cho thành phố này những ẩm thực đặc trưng đến ngày nay vẫn còn bày bán như : mì vằn thắn, sủi cảo chiên, lục tàu xá( cháo đậu xanh), bánh bao nhân xá xíu… ở những phố có người gốc gác Hoa Kiều : Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Hàng Sắt.. Đặc sắc nhất là kẹo Sìu Châu, một món quà cao cấp gần tương tự kẹo lạc, chỉ Nam Định mới có do những người dân gốc Triều Châu ở phố Hàng Sắt làm, nay chỉ còn 1,2 nhà bán, là món quà quý dành cho những người khách phương xa để thể hiện lòng hiếu khách của người Thành Nam

Món quà bình dân của Nam Định nổi tiếng là ngon bổ rẻ. Bánh mì patê Nam Định có nét giống với bánh mỳ cay Hải Phòng nhưng lớn hơn, bánh rất giòn và patê ngon, ăn kèm với hành phi hay ruốc, trứng có thêm dưa góp và rau mùi.. khác với bánh mì Hà Nội thường cho bơ, nhiều rau xà lách, nhân nhiều loại thịt , chả.. Ngoài ra còn kể đến xôi xíu lạp xưởng với nước thịt chan ngọt như đường, bánh khúc gói lá dong, bún cá, bún đũa, bún sung,ốc,sữa chua.. và còn nhiều quà bánh phong phú khác trong các hàng quán vỉa hè, trong các chợ luồn lách thông các phố.

foody-pho-bo-nam-dinh-24-nguyen-cong-tru-96188-635482046145682717
Banh cuon

Công nghiệp dệt
Thành phố có nhà máy Dệt Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam, nơi đây là một trong các mục tiêu tấn công của không quân Hoa Kỳ. Nam Định đã bắn rơi nhiều máy bay và bắt sống nhiều phi công Hoa Kỳ, nên đã được gọi là “Thành phố dệt anh hùng”

Hiện nay Nam Định được biết đến như là một khu trọng tâm phát triển chiến lược của ngành Dệt – May Việt Nam. Với trên 20 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động trên địa bàn, bạn có thể bắt gặp những doanh nghiệp có tiềm lực lớn và có thương hiệu đó là: Công ty TNHH Dệt Nam Định, Công ty CP may Sông Hồng, Công ty CP may Nam Định [1], Công ty TNHH Youngone (Hàn Quốc), … Có hẳn một trường chuyên đào tạo lao động kỹ thuật cao cho ngành Dệt May là Trường Cao Đẳng Nghề Công nghiệp Dệt May Nam Định với trang thiết bị hiện đại hàng đầu so với các trường đào tạo nghề Dệt May tại VN.

thiên trường nam định

thiên trường nam định

Thể thao
Thành phố Nam Định là một trung tâm thể thao lớn vùng Nam sông Hồng. Trong đó có câu lạc bộ bóng đá Nam Định thi đấu thành công ở giải Vô địch quốc gia Việt Nam (V-league). Ngoài ra Nam Định còn đăng cai thành công một số môn thi đấu Seagames 22: bóng đá, bóng chuyền nữ. Môn bóng chuyền bãi biển của Đại hội này không tổ chức ở một bãi biển lộng gió nào đó trên đất nước, mà lại tổ chức tại sân quảng trường thành phố Nam Định. Các vận động viên quốc tế mặc đồ hai mảnh thi đấu dưới cái rét mùa đông phương Bắc tạo nên nét thú vị hiếm thấy. Bạn bè quốc tế cũng dành nhiều thiện cảm cho thành phố còn nghèo, nhưng hết lòng đón khách thân thiện, niềm nở này. Cúp bóng chuyền quốc tế VTV, vòng loại World Cup 2006 ( trận Việt Nam- Lebanon), vòng loại bóng đá châu Á, giải U17 quốc gia, .. đã tổ chức ở đây. Nam Định sẽ đăng cai ĐH TDTT toàn quốc năm 2014, hiện thành phố đã có lộ trình xây dựng khu liên hiệp thể thao dành cho đại hội ven quốc lộ 10.

Văn hoá
Thành phố là trung tâm văn hoá lớn của đồng bằng sông Hồng, với Nhà Hát chèo, cải lương, 4 rạp chiếu phim ( với 1 rạp Kim Đồng dành cho thiếu nhi), Bảo tàng Nam Định xây mới, thư viện Tỉnh,..

Thành phố đăng cai liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15, giải Cánh Diều năm 2007

1
chợ Rồng

Thương mại
Người Nam Định có phần hơi coi trọng vẻ bề ngoài, một phần vì là dân đô thị từ lâu đời, lại nằm giữa trung tâm dệt may lớn. Thành phố Nam Định có rất nhiều cửa hàng thời trang đẹp khắp các con phố, người Nam Định rất chịu khó mua sắm quần áo, giày dép.. thể hiện mức sống và thị hiếu ngày càng cải thiện trong đại bộ phận dân cư. Một số thương hiệu thời trang có mặt tại Nam Định: PT2000, CADE, NINOMAXX, BLUE, FOCI, TRACY, converse, TS MIlan, MATANNA, JOHNHENRY, Việt Tiến…

Thành phố chưa có nhiều trung tâm thương mại, siêu thị lớn. Một phần vì người Nam Định vẫn có thói quen mua đủ thứ họ muốn ở khu Chợ Rồng, các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ, và hệ thống chợ dày đặc khắp các phường, xã ngoại thành. Các siêu thị : Bách Đại, Điện Biên, Thăng Long, Happy Mart… Đang xây dựng: Cửa Đông Plaza 11 tầng, Tasco..

Giáo dục và Đào tạo
Tại thành phố Nam Định có nhiều cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của các bộ, ngành cấp trung ương và tỉnh Nam Định như:
Đại học Điều dưỡng Nam Định – Bộ Y tế
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp – Bộ Công Thương
Đại học Lương Thế Vinh (Đại học ngoài công lập đầu tiên tại Nam Định).

Phủ Giầy

Giáo xứ Xuân Thuỷ

Lăng Thánh Mẫu

nhà thi đấu đa năng Nam Định

Bóng đá Nam Định

sân vận động Thiên Trường

Về giáo dục phổ thông có các trường:
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (chuyên tỉnh Nam Định)
Trường THPT Nguyễn Khuyến
Trường THPT Trần Hưng Đạo (trường chất lượng cao của thành phố)
Trường THCS Trần Đăng Ninh (trường năng khiếu thành phố cũ)
Trường THPT Nguyễn Du – Nam Tiến – Nam Trực – Nam Định
Trường THPT Lý Tự Trọng – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định
Trường THPT Nam Giang – Nam Giang – Nam Trực – Nam Định
Trường THPT Trần Văn Bảo (Tách ra từ trường THPT Lý Tự Trọng) – Cầu Vòi – Nam Chấn – Nam Trực

đường Cột Cờ -tp Nam Định

Những nhà thơ, nhà văn từng sống và gắn bó với Thành Nam
Nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn gọi là Tú Xương với những bài thơ nổi tiếng phản ánh phần nào đời sống thành phố trong công cuộc đô thị hoá mà người Pháp thực hiện cách đây một thế kỷ tại Nam Định, điển hình là Sông Lấp.
Nguyễn Khuyến
Nam Cao
Nguyễn Bính
Văn Cao
Nguyễn Công Hoan
Nguyên Hồng
Chu Văn
Tào Mạt
Văn học, âm nhạc về Nam Định
” Hỡi cô thắt dải lưng xanh/Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”

Các ca khúc về Thành Nam

Qua bến Đò Quan
Mùa xuân trên thành phố dệt
Thành phố tôi

nhà máy dệt Nam Định

Thành phố kết nghĩa
* Prato, Italy.
Prato là thành phố dệt nổi tiếng nước Ý, lớn thứ 3 ở miền trung Italia sau thủ đô Rome và thành phố lừng danh Florence. Prato kết nghĩa với Nam Định từ năm 1975, ở thành phố này có một con đường lớn 2 làn xe dài 1,8km mang tên Nam Định. Còn ở Nam Định cũng có một vườn hoa mới mang tên Prato.

Bắc Kì đa sĩ – Nam Định vi ưu


TOP