Từ những chiếc lốp xe ô tô bỏ đi, ông Nguyễn Lương Thông (xã Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định) đã biết tận dụng và sáng tạo nên hàng vạn sản phẩm với đủ mẫu mã, kiểu dáng, kích thước khác nhau. Sản phẩm của gia đình ông không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu tới nhiều thị trường “khó tính” như: Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Thụy Điển …
Duyên nghiệp với cao su
Cho tới tận bây giờ, ông Nguyễn Lương Thông (thôn Văn Tiên, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) vẫn còn ngờ ngàng trước thành công khi tận dụng những chiếc lốp xe ô tô bỏ đi để tái chế ra sản phẩm hữu ích.
Xuất thân trong một gia đình nghèo, lại trải qua cuộc đời binh nghiệp đầy gian khổ nên khi xuất ngũ, ông chỉ mong mỏi tìm được một công việc có thể kiếm miếng ăn qua ngày. Cuộc đời ông cũng đã từng nếm trải không ít nghề vô cùng vất vả như chăn vịt, nuôi gà đến làm thợ trang trí nội thất, thợ sơn mài, thậm chí là đạp xe hàng chục cây số đường để bán kem mút rong … Song từ trong khó khăn của cuộc mưu sinh ấy đã đưa ông đến với cao su.

Những sản phẩm cao su tái chế của xưởng nhà ông Nguyễn Lương Thông
Bước ngoặt nêu trên chính là việc một hôm, có người khách lạ ở công ty Cánh đồng xanh (có trụ sở tại Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) tìm đến cửa hàng và đưa một số hàng mẫu như: giỏ đựng rác, gương treo tường, xô, chậu … bằng cao su và đặt ông làm thử. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì công ty sẽ kí hợp đồng lâu dài.
“Thời đó, tôi chỉ xem đó là một cơ hội chứ không nghĩ mình sẽ thành công. Tuy nhiên do đã nhận mẫu từ người ta nên tôi huy động thêm hai đứa con cùng tham gia chế tạo. Ban đầu tôi mua các lốp xe ô tô cũ về rồi bóc tách chúng ra. Tiếp đến tôi đo kích cỡ rồi cắt cao su thành từng mảnh, từng khối và lên mẫu thiết kế, đóng thành sản phẩm, quét sơn, phơi khô, bắn ghim, ốc và chế thêm các chi tiết như quai xách hay sợi buộc cho chúng. Nhìn bên ngoài thấy chúng cũng xinh xinh nhưng tôi không kì vọng nhiều. Thế nhưng may mắn là các sản phẩm của tôi lại được công ty Cánh đồng xanh chọn đem đi triển lãm tại Hội chợ thương mại quốc tế và nhận được sự đánh giá cao của các đối tác nước ngoài” – ông Thông tâm sự.
Hiện gia đình ông Thông có hai cơ sở tái chế lốp xe ô tô cũ do hai người con trai quản lý. Mỗi tháng, hai cơ sở chế tạo từ 1,5 đến 2 vạn sản phẩm, tháng cao điểm có thể lên tới hơn 3 vạn sản phẩm. Sản phẩm của ông làm ra được thị trường trong và ngoài nước yêu thích do chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành vừa phải. Từ một cơ sở tái chế nhỏ, giờ xưởng của gia đình ông có quy mô hơn 1,300 m2 với hàng trăm công nhân làm việc thường xuyên. Doanh thu từ các xưởng tái chế lên tới hơn 12 tỷ đồng/năm và trở thành một trong những cơ sở tái chế lốp ô tô cũ lớn ở miền Bắc.
Gian nan công đoạn tái chế
Công việc tái chế cao su vốn đòi hỏi rất nhiều công sức và cả sự sáng tạo. Ông Thông cho biết, sản phẩm cao su được tái chế sở dĩ được ưa chuộng vì chúng được làm từ lốp xe đã qua sử dụng nên loại bỏ được các độc tố. Hơn nữa, các sản phẩm lại có tính bền vững cao, chịu được những biến đổi của môi trường, có công năng cao trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng nên được nhiều người ưa chuộng. Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm của ông rất đa dạng từ: xô, chậu, khung gương treo, cốc đựng đồ, miếng lót, giỏ đựng rác đến túi xách hay đồ đựng văn phòng phẩm.

Ông Nguyễn Lương Thông bên những sản phẩm mình tự tay làm ra
Sau khi bóc thành những mảnh cao su như vậy, ông Thông phải đo kích cỡ rồi thiết kế, lên mẫu hàng, quét sơn tạo màu sắc như mới cho sản phẩm. Xong đâu đấy ông phơi khô hàng mẫu, bắn ghim và “tạo dáng” cách điệu cho sản phẩm. Việc cuối cùng mới là trang trí, bắn thêm quai xách hoặc quai cho từng loại khác nhau và xuất xưởng.
Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với công việc tái chế lốp xe ô tô cũ, theo ông Thông là đầu vào nguyên liệu. Hiện ông vẫn sử dụng phương pháp gom hàng truyền thống là thu mua của các cơ sở sữa chữa ô tô trên địa bàn. Nguồn cung này thường nhỏ lẻ và không ổn định, đôi khi dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu. Ông đang dự định sẽ tìm hiểu và thực hiện việc kí kết hợp đồng lâu dài với các cơ sở lớn hơn tại các tỉnh để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cơ sở.
Như vậy là, với mỗi ki lô gam lốp bình thường, thợ đồng nát chỉ lãi được mấy nghìn đồng. Thế nhưng khi qua tay ông Thông tái chế, giá trị của chúng đã lên tới hàng trăm nghìn đồng /kg. Đó không chỉ vì sự tài hoa của đôi tay người thợ, mà trên hết là ý chí vươn lên thoát nghèo, biết tận dụng những phế thải bỏ đi để làm ra tiền. Việc làm của ông Thông không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp mà còn là việc làm hết sức ý nghĩa cho gia đình, cộng đồng dân cư và cả xã hội.
Theo Phạm Thiệu – Xuân Hải (Báo TNMT)
- Gặp người đàn ông có bộ móng dài hơn 50cm ở Nam Định
- Chiêm ngưỡng dàn siêu xe khủng biển đẹp Nam Định
- Người Thái mê phở Việt
- Đám cưới tiền tỷ rước dâu bằng máy bay của cô gái Nam Định
- Làng xưa Nam Định – P.3
- Trở lại vùng quê cách mạng Hải Đường Hải Hậu
- Đại chiến bóng nước” chống lại lũ bạn cùng khối 12 THPT GIAO THỦY B Trong ngày cuối cấp 2018
-
“Chết yểu” một dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 13/8 đến 18/8
-
Tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức đón bằng vinh danh từ UNESCO
-
Bánh dày và giò nạc gây ngộ độc tập thể ở Nam Định
-
Công ty DV-KD và quản lý chợ Nam Định trả lương sai?
-
Món nem trứ danh của Giao Thủy-Nam Định
-
Vụ đánh bạc tại Nam Định: Mâu thuẫn giữa lời nói của Trưởng Công an huyện Giao Thủy và nhân chứng
-
Về phố Khách, Nam Định ăn bánh xíu páo
-
Nam Định: Khởi tố đối tượng đập phá xe ô tô, hành hung chủ xe
-
Ý Yên Nam Định: Triệt phá đường dây đưa ma túy đá
-
Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án cưỡng đoạt tài sản
-
Đền Lựu Phố – Di tích lịch sử Quốc gia
-
Công an tỉnh Nam Định bắt giữ đối tượng có 3 lệnh truy nã
-
Đề xuất làm cao tốc 12.500 tỷ đồng qua 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình
-
Vụ nữ sinh mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi vã với bạn trai: Nạn nhân mắc bệnh về não