Nhắc đến vùng biển Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định chúng ta thường nghĩ ngay đến Nhà Thờ Đổ – một địa điểm “phượt” khá quen thuộc với các bạn trẻ, nhưng có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây cũng như bao làng chài ven biển khác, vẫn còn giữ nguyên nét đặc trưng vùng biển với nghề đánh cá, đặc biệt là đánh cá gần bờ hay còn gọi là “Nghề lộng”
Không phải là những chiếc tàu lớn đóng bằng kim loại hay gỗ chắc chắn mà người dân nơi đây vẫn ngày ngày ra khơi trên những chiếc “mủng” (chiếc thuyền gõ nhỏ). Chính vì vậy, “mủng” còn được dân chài gọi bằng cái tên giản dị là “cần câu cơm”. Bởi chiếc mủng nhỏ bé thôi nhưng lại là thứ nuôi sống cả gia đình.
Biển cả mênh mông với những rủi ro luôn sẵn sàng ập đến bất cứ lúc nào, chẳng ai biết trước được điều gì. Có những hộ gia đình ngư dân đã giàu lên nhờ biển và cũng có những người sau một lần ra khơi, không bao giờ trở lại…Mỗi lần ra khơi, ngư dân đi cách bờ khoảng 10 hải lí (1 hải lí tương đương 1,8km) và mỗi chuyến đi như vậy thường kéo dài từ 4-5 giờ đồng hồ. Trước mỗi chuyến đi, những chiếc mủng này đều được kiểm tra cũng như sửa chữa rất kĩ càng. Không kĩ sao được khi lênh đênh trên biển, số phận của ngư dân đều đặt cả vào những chiếc mủng bé nhỏ. Nếu xảy ra trục trặc, sẽ chẳng ai nói trước được điều gì. Biển cả mênh mông, còn những chiếc mủng thì chỉ như những chấm tròn nhỏ xíu…
Mái chèo, chân vịt là những bộ phận thường bị xô lệch và hỏng sau mỗi chuyến ra khơi, do sóng biển tác động nên 2 bộ phận này thường được các ngư dân chú ý hơn và kiểm tra rất cẩn thận, nhằm đảm bảo cho một chuyến đi an toàn.
Ra khơi không thể thiếu lưới đánh cá. Và sau khi đã kiểm tra đầy đủ, lưới sẽ được xếp gọn gàng, chuẩn bị cho chuyến ra khơi vào ban đêm, đó được gọi là công đoạn “vào lưới”.
Ngư dân thường vào lưới vào lúc chiều, khi đó trời vẫn còn sáng. Có đến vài chục người cùng nhau tất bật chuẩn bị cho một chuyến đi biển. Những người đàn ông vóc dáng lực lưỡng, thô cứng nhưng lại rất uyển chuyển và khéo léo khi quấn đến cả 1000m lưới với sự tập trung cao độ, tỏ ra rất chuyên nghiệp.
Một người đàn ông đã quá quen với cái mặn mòi của biển cả, có biệt danh là Mắt To tâm sự: “Anh theo nghề từ lúc còn 17,18 cơ, vất vả lắm mà có nhiều ông không kiếm được tiền còn bị vợ bỏ. Anh em ở đây gọi là nghề cô đơn, vợ đã bỏ rồi ra biển lại toàn 1 mình một thuyền. Đêm nay chú có ra biển với anh không thì 3h sáng ra đây đi, chỉ sợ chú say sóng thôi”, nói rồi anh cười sảng khoái, đúng nụ cười của người con biển cả.
Mỗi ngày đi biển thường bắt đầu vào khoảng 3-5h sáng, những người ngư dân tập trung gần bờ biển để cùng nhau vác những bó lưới cùng nhau ra khơi.Chiếc đèn pin đội đầu chính là vật bất ly thân đối với một người đi biển, đèn vừa để soi luồng cá cũng là tín hiệu phát sáng tránh va chạm vì khi họ ra khơi mặt trời còn chưa mọc. Lênh đênh giữa biển chỉ một màu đen, nguồn sáng duy nhất là từ chiếc đèn pin, những người ngư dân định hướng, tìm đường đều dựa vào kinh nghiệm
Chú Chít vừa kéo lưới vừa nói: “Tầm tháng 9 thì hay có cua, tháng 1,2,3 thì có nhiều cá. Bị sóng đánh lật thuyền là chuyện bình thường, các thuyền của mấy anh em cũng cách nhau có 200m thôi, lật thì chờ các thuyền khác tới cứu,…”
“Nghề này đúng vất vả thật nhưng cũng nhàn lắm, tính ra một ngày làm có 4 tiếng thôi, xong rồi còn lại là nghỉ ngơi. Nhưng mà biển cả khắc nghiệt lắm, chẳng nói trước được”.Mỗi lần ra khơi, trung bình mỗi ngư dân thả khoảng 900-1000m lưới xuống biển, nhưng không có các thiết bị hiện đại như máy tầm ngư (máy định vị nơi có đàn cá), rada,… nên thu hoạch của mỗi chuyến đi đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và cả sự may mắn.
Có những hôm đánh được ít, thu nhập còn không bù nổi tiền dầu máy. Và hôm nay là một ngày như vậy. Số hải sản chú Chít thu được chỉ đếm trên đầu ngón tay, không đủ bán. Nhưng dường như chú Chít cũng như những người ngư dân khác đã quá quen với sự may rủi này rồi. Với họ, biển cho bao nhiêu, họ nhận bấy nhiêu, chẳng bao giờ thở than.Nghề lộng khó khăn, nguy hiểm là vậy, thu hoạch và cả tính mạng của những ngư dân đều phụ thuộc rất nhiều vào sự “hên xui” nhưng đã sinh ra là người con của biển cả, họ chẳng bao giờ có ý định rời xa cuộc sống lênh đênh sóng nước. Ngày này qua tháng khác, họ vẫn ở đây, cùng những chiếc mủng bé nhỏ, cũ kĩ đương đầu với biển cả…
Theo yan.thethaovanhoa.vn
- Nam Định: Trao 2.000 suất học bổng trị giá hơn 2,4 tỷ đồng cho học sinh vượt khó, hiếu học
- Thịt chó: Ngon ít sợ nhiều!
- Lối sống của người Nam Định
- Không gian nhà Việt xưa cũ bình yên đầy ký ức trong ‘Thương nhớ ở ai’
- Chàng trai Nam Định bị mèo cưng cào rách tay cảnh báo dân mạng
- Nữ sinh ‘bán thân’ vì dính bẫy đa cấp
- Thảm hoa mười giờ ven đường quê nông thôn mới, giản đơn nhưng đẹp như tranh vẽ
- Nam Định: Kia Cerato húc tung xe máy, phụ nữ thoát chết kỳ lạ
- Nam Định: Đường ngừng thi công giữa chừng, dân thấp thỏm lo tai nạn
- Hỗn loạn sau giờ khai ấn đền Trần
- Tiềm năng du lịch văn hóa – làng nghề ở Ý Yên, Nam Định
- Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng dự Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Ngô Quyền (Nam Định)
- Nam Định: Cấp cứu cho bé trai bị mũi kéo cắm xuyên qua tai
- Chùm ảnh độc phố cổ Thành Nam qua những bức tranh nghệ thuật
- Cha mẹ lơ là, bé trai 2 tuổi bị kéo cắm ngập vào tai
- 5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam
- Tiết lộ thủ đoạn tinh vi trong đường dây ma túy đá khủng ở Nam Định
- Nam Định:Thăm khu vườn Thiên chúa độc nhất vô nhị Việt Nam
- Nhà thờ Giáo xứ Lã Điền – Nam Trực Nam Định
- Phòng Công Thương huyện ký thay đổi lộ trình xe khách “giúp” cấp trên
- Nghi án giết người, dựng hiện trường giả ở Giao Thủy (Nam Định): Cám cảnh gia đình của nạn nhân
- Cảnh sát đột kích căn hộ của 9X buôn súng điện, bình hơi cay