Có 5 trường hợp người dân bắt buộc phải đi đổi chứng minh nhân dân (CMND) sang thẻ căn cước công dân gắn chíp (CCCD) và 1 trường hợp phải xin cấp lại thẻ CMND.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Trường hợp bị mất chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Như vậy, có đến 5 trường hợp người dân bắt buộc phải đi đổi thẻ chứng minh nhân dân và 1 trường hợp phải xin cấp lại thẻ chứng minh nhân dân.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải đổi/cấp lại chứng minh nhân dân mà không đi đổi/cấp lại, người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, cả nước đã ngừng cấp chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch. Thay vào đó, thẻ căn cước công dân gắn chíp ra đời với nhiều tiện ích. Vì thế, nếu thuộc đối tượng đổi hoặc cấp lại chứng minh nhân dân, người dân cần phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
Về việc đổi/cấp lại căn cước công dân mã vạch sang gắn chíp, thời điểm hiện tại, Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa đặt ra cơ chế xử phạt.
Tuy nhiên, người dân nếu thấy mình thuộc đối tượng tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì nên chủ động xin đổi/cấp lại căn cước công dân gắn chip để thuận tiện cho các giao dịch với cơ quan Nhà nước, ngân hàng…
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây: Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây: Bị mất thẻ Căn cước công dân; Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam
- Nhà thờ Giáo xứ Liên Thủy – Xuân Trường Nam Định
- Xuân Trường: Biến bãi rác thành công viên
- Phương Oanh – đi qua “Ngược chiều nước mắt“
- Nam Định: Bất ngờ người chết ‘đội mồ’ về họp dân cho thuê đất
- Bánh chưng bà Thìn – Nam Định
- Cây hoa giấy cổ thụ dáng “lão mai” có một không hai ở Nam Định
- Tốt nghiệp ĐH loại giỏi ngành tài chính ngân hàng, cô gái Nam Định vẫn bị loại khi xin việc vì “nghề này đòi hỏi bạn lúc nào cũng là người sai”
-
Nam Định: Bắt giam 4 cựu ‘quan xã’ bán đất trái thẩm quyền
-
Ẩm Thực Nam Định qua mấy vần thơ
-
Cây 10 tỷ đồng của Phan Văn Vĩnh khủng cỡ nào?
-
Lãnh đạo BV Hải Hậu có trẻ tử vong sau sinh: ‘Bé chết còn nhân đạo hơn sống’
-
Nam Định thuộc Top những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam
-
Nhiều bất thường đằng sau những vụ vỡ nợ tại Nam Định
-
Nhà thờ Giáo họ Long Cù – Nam Trực Nam Định
-
“Ngáo đá”, con trai sát hại cha mẹ trong đêm rúng động Nam Định
-
Công tác giáo dục thể chất ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
-
Nam Định: Những kiến trúc Pháp còn sót lại …
-
Độc đáo cá nướng úp thau tại Nam Định
-
Về làng hoa lớn nhất Tỉnh Nam Định
-
Nam Định: Tưng bừng lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Xuân Trường
-
Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
-
Nam Định: Bé trai bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng mẹ