Hạn chế những yếu tố bất lợi, triển khai các biện pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản, môi trường biển là hướng đi của tỉnh Nam Định trong khai thác, phát triển kinh tế biển, giúp ngư dân bám biển, nâng cao thu nhập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Những năm gần đây, kinh tế biển của Nam Định phát triển nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong tỉnh, đặc biệt là ngư dân tại các huyện ven biển như Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Mỗi năm sản lượng đánh bắt hải sản của tỉnh đạt gần 46.000 tấn, giá trị đạt gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn các tàu thuyền của tỉnh đang đánh bắt gần bờ, sử dụng lưới kéo.
Ông Hoàng Mạnh Hà, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định cho biết: Với định hướng phát triển các tàu cá có công suất lớn, có khả năng vươn khơi xa, giảm gánh nặng cho nguồn lợi thủy sản gần bờ, tỉnh chủ trương hạn chế tàu có công suất nhỏ, đặc biệt là tàu có công suất dưới 30 CV. Cùng với đó, để đảm bảo khai thác nguồn lợi bền vững, từ tháng 4/2016, tỉnh Nam Định đã dừng việc cấp phép đánh bắt cho các tàu thuyền đăng ký với phương thức đánh bắt lưới kéo.
Đồng thời, tỉnh chỉ đạo các địa phương ven biển vận động, khuyến khích phát triển các nghề khai thác có tính chọn lọc cao như sử dụng lưới rê (loại lưới chỉ đánh bắt hải sản với cân nặng từ 1,5 kg trở lên), các loại lưới chuyên dụng cho một đối tượng như lưới ghẹ, lưới tôm… , khai thác hải sản bằng phương thức câu…
Với định hướng khai thác chọn lọc, nhiều năm trở lại đây, nghề lưới rê hỗn hợp đã và đang cho hiệu quả và thu nhập lớn cho ngư dân Nam Định. Tại huyện Hải Hậu, nghề lưới rê cho doanh thu trung bình 80 triệu đồng/chuyến/10 ngày đánh bắt với các loại hải sản như cá thu, cá chim, cá nhụ. Đặc biệt, có những tàu cá khai thác hiệu quả sử dụng lưới rê cho năng suất cao như tàu cá của ông Nguyễn Văn Thịnh, xã Hải Triều, doanh thu đạt 450 triệu đồng/chuyến, tàu cá của ông Lại Đức Trường, xã Hải Chính, doanh thu 250 triệu đồng/chuyến…
Ông Nguyễn Văn Thực, xóm 8, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu (là chủ tàu cá ND 95666, công suất 1055 CV), cho biết, trước đây, gia đình sử dụng tàu vỏ gỗ với công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ. Khi nhận thấy đánh bắt bằng lưới kéo cho thu nhập không cao, lại gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi hải sản, nên ông Thực đã cùng với anh em trong gia đình đầu tư nâng cấp tàu gỗ thành tàu bọc thép để khai thác ở vùng khơi xa với phương thức lưới rê. Mỗi năm, sản lượng đánh bắt của tàu đạt gần 26.000 tấn cá thu, cá ngừ. Với 8 lao động, mỗi tháng, thu nhập đạt từ 15 triệu đồng/người trở lên.
Hiện số lượng tàu thuyền công suất dưới 20 CV sử dụng lưới kéo tại Nam Định chiếm tới 70% tổng số tàu thuyền toàn tỉnh. Việc vận động người dân nâng cấp, cải hoán tàu thuyền có công suất lớn, tổ chức đánh bắt xa bờ; đồng thời chuyển từ sử dụng lưới kéo sang dùng lưới rê thời gian qua đã bước đầu đạt kết quả. Tại các xã Hải Chính, Hải Lý, Hải Triều (huyện Hải Hậu), nhiều ngư dân đã chuyển từ đánh bắt bằng lưới kéo sang sử dụng lưới rê cho hiệu quả khai thác cao.
Xã Hải Lý hiện có 288 tàu thuyền; trong đó có 250 phương tiện đánh bắt gần bờ. Trước đây, ngư dân có tư tưởng tận dụng nghề truyền thống, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi chưa cao, cộng thêm việc đánh bắt gần bờ nhanh cho thu nhập nên nhiều hộ có tâm lý đánh bắt nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn nâng cấp tàu thuyền để có những biện pháp đánh bắt thân thiện môi trường. Nhận thức được những mặt tích cực trong việc đánh bắt bằng lưới rê, những năm gần đây, bà con ngư dân trong xã có xu hướng nâng cấp dần công suất tàu, hướng đến mục tiêu đánh bắt xa bờ. Vì vậy, đã có gần 40 tàu đánh bắt xa bờ của xã sử dụng lưới rê trong khai thác, đạt sản lượng gần 122.000 tấn hải sản/năm.
Theo ông Vũ Viết Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lý, để đảm bảo nguồn lợi hải sản, khai thác bền vững, xã vận động ngư dân tích cực bám biển, tìm ngư trường mới. Hàng năm, xã tổ chức các lớp đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật cao, khuyến khích ngư dân cải tiến ngư cụ, trang bị thêm thiết bị máy móc, phù hợp với ngư trường để khai thác. Xã cũng có các chính sách khuyến khích ngư dân mạnh dạn đầu tư vay vốn nâng cao công suất máy, đóng mới tàu sắt, kết hợp giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc…
Nguyễn Lành/TTXVN
- Nghệ thuật múa lân sư rồng ở Vĩnh Hào Vụ Bản Nam Định
- Gặp lại bé trai có cân nặng “khổng lồ” ngay lúc lọt lòng ở Nam Định
- Bị nghi hẹn hò với bạn trai cũ Á hậu Tú Anh, Kỳ Duyên nói gì?
- Cuộc sống ít người biết đến ở “thiên đường sung sướng” Quất Lâm
- Chân dung người chị gái trẻ trung, xinh đẹp của Chi Pu
- Đăng ảnh vòng 1 ngồn ngộn, Kỳ Duyên bất cẩn để lộ miếng dán ngực
- Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định
- Tin bão số 3 mới nhất: Tâm bão trên biển Nam Định, Quảng Ninh
- Phương pháp chế biến giò sạch của người dân Nam Định
- Huyện Ý Yên, Nam Định: Bờ sông Sắt đang bị lấn chiếm nghiêm trọng
- Tổng hợp hình ảnh, video trung thu tại Nam Định 2017
- Yếu tố cấu thành Tội cho vay lãi nặng và hình phạt?
- Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận – Giao Thủy Nam Định
- Yên Thắng quê tôi
- Nam Định: Sẵn sàng Lễ đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’
- Nam Định:Bắt gọn 2 đối tượng vận chuyển ma túy liên tỉnh
- Nam Định: Nghi án Công an huyện dựng hiện trường giả, đánh người, ép nhận tội ?
- Giao Thủy: Vùng quê đáng sống
- Nam Định: Đã xác định nguyên nhân công nhân giày da bị ngất xỉu
- Ý Yên Nam Định: Xe công nông rầm rầm hoạt động, cán chết người
- Nam Định: Mong người dân không quay lưng với thịt lợn
- Cháy rụi kho hàng tại Cụm công nghiệp Cổ Lễ, Nam Định