Nếu như ở Ninh Bình có cầu ngói Phát Diệm, xứ Huế có cầu ngói Thanh Toàn…, thì Nam Định cũng có cầu ngói mái cổ rất nổi tiếng. Đó là cầu ngói chợ Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).
Cây cầu không chỉ phục vụ đi lại mà còn là một công trình kiến trúc đặc sắc nhất của trấn Sơn Nam Hạ xưa mà câu ca còn nhắc: Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài.
Mặc dù, đã trải qua 500 năm mưa nắng cùng những cuộc tao loạn vùng ven biển nhưng đến nay vẻ đẹp ấy vẫn còn nguyên vẹn, mộc mạc và đầy quý tộc. Nhờ kiến trúc đặc biệt và cổ kính, cây cầu này đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Kiến trúc độc đáo
Theo lịch sử còn ghi chép lại, cầu ngói chợ Lương có niên đại cùng với chùa Lương. Là một trong 10 cây cầy cổ nhất Quần Anh xưa. Trải qua 500 năm tồn tại, ngày nay cầu ngói chợ Lương là một trong ba cây cây cầu ngói cổ và đẹp nhất Việt Nam vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu.
Cầu ngói dựng trên 18 cột đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Trên các cột đá cắm sâu xuống lòng sông là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.
Sàn cầu được thiết kế làm hai phần rõ rệt. Phần sàn của lòng cầu rộng 2m, gồm 66 thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vuốt tròn cạnh tạo thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân.
Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang cũng được ghép ván. Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ và 162 con song. Hành lang là nơi du khách và người dân có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước vào những buổi trưa hè oi bức.
Để tạo thành 9 gian nhà cầu, tất nhiên phải cần 10 vì xà cột làm theo nối kiến trúc cổ. Hệ thống xà dầm nâng chọn 40 cột cái, cột quân và cấu kiện chủ lực của nhà cầu. Các vì kèo, 36 xà dọc, thượng lương, xà ngang, xà máng trên, máng dưới, hệ thống hoành rui đều được gia công tỉ mỉ khiến bộ khung vừa cong, vừa uốn lượn, khít xà ăn mộng.
Trải qua 500 năm tồn tại, cầu ngói vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu. Sự cổ kính hiện diện giữa một vùng quê đang đà phát triển khiến khách lạ vừa ngạc nhiên lẫn tò mò về một vùng đất ven biển. Tại sao người xưa lại làm được cây cầu đẹp với sự tỉ mỉ, chắc chắn đến như vậy?
Tuy các mảng trạm khắc không nhiều và có phần đơn giản chỉ bằng các hàng soi, đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván bưng tạo hình con bướm. Đầu con song tạo dáng lá đề cũng thể hiện tài hoa của người thợ mộc, thợ ngõa đất Quần Anh.
Đáng chú ý nhất là hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng mềm, lại đề 4 chữ “Quần Phương xã kiều”, tức cầu xã Quần Phương. Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu, dáng vẻ vừa thân thuộc vừa lộ vẻ uy nghiêm, ý nghĩa ấy được dân gian hé mở trong câu: Bốn con nghê đực chầu về tổ tông.
Nho sĩ vịnh thơ
Cụ Vũ Hữu Đô, một cao niên trong làng chia sẻ, theo như hàng câu đối ghi trên cổng cầu thì ngay từ những ngày vùng đất này được khẩn hoang, người ta đã tiến hành xây dựng cây cầu: Lê Hồng Thuận tứ tính thủy mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộ/Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung đề.
Tôi lắc đầu không hiểu, cụ Đô tạm dịch rằng là: Đời Hồng Thuận (1509 – 1515) bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu thành đường trên nước. Đời Khải Định thứ bảy (1922) tu sửa như cũ, từng bậc xếp nên gương.
Như vậy, 500 năm trước, cây cầu ngói nổi tiếng Nam Định đã được kỳ công xây dựng theo dáng “Thượng gia hạ kiều” – trên nhà dưới cầu. Những bậc cao niên cố lão bản địa thì gọi dáng ấy là “Thượng hạ trì” theo nghĩa nôm: Trên là nhà, dưới là sông nước.
Cụ Trần Phúc Khiêm, nho sĩ thời Nguyễn, người ở xã Quần Anh thì tự hào vịnh về cầu ngói: Ba ngả dòng sông Ngói lợp cầu/Công lao từ trước một mai đâu/Quần Anh non nước xem như vẽ/Đề cột nhà thơ cảm hứng sâu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Thích, Chủ tịch UBND xã Hải Anh, cho hay: Nhiều bài thơ, bài hát rất hay có viết về cầu ngói. Ví như bài thơ “Đợi” của nhà thơ Vũ Quần Phương – người con quê hương được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc rất tài tình.
Cầu ngói hiện nay cách chùa và chợ Lương khoảng trăm thước ta, nằm ngay trên con đường cái quan thành một cụm di tích. Khách đến cầu ngói không chỉ để ngắm đến cái đẹp thuần khiết bên ngoài kia nữa, mà ngẫm đến cả thời xửa xưa khi cái đẹp đã hiện diện trong đời sống thôn dã những kiến trúc vốn rất mộc mạc mà sao cũng quý tộc làm vậy.
“Cầu ngói được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc lịch sử từ năm 1990. Khách các nơi về cầu ngói đều rất thích vẻ đẹp vừa cổ kính lại sang trọng ấy. Tôi nghe các cụ bảo, thời mới xây dựng cầu lợp bằng rơm rạ, sau mới lợp ngói nam. Cầu ngói là một biểu tượng, từng được chọn in trên tem bưu chính”, ông Thích cho biết thêm.
MAI CHIẾN – THẾ HÒA – Nongnghiep.vn
- Ông cụ hát nhép rong kiếm bộn tiền tại chợ Viềng xuân Nam Định gây sốt vì trí nhớ siêu phàm
- ‘Đã mắt’ ngắm bộ sưu tập phi cơ tự chế của anh thợ điện Nam Định
- 750 Thiên Trường Nam Định
- Chợ Rồng Nam Định
- Ảnh cưới đẹp như mơ của cô dâu được đón bằng dàn xe Roll – Royce ở Nam Định
- Nam Định: “Hot girl phòng tập” Trần Bích Hạnh gây bất ngờ với MV cover ấn tượng
- Biển Hải Hậu và những bãi biển đẹp ở miền Bắc thu hút du khách dịp hè
- Thành phố Nam Định chìm trong bóng tối sau bão
- Lão nông ‘lành như đất’ đoạt mạng hàng xóm vì mùi thối
- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Nam Định
- Chùa Cổ Lễ Nam Định – Mảnh đất văn hóa , Cách Mạng
- Ghé Thăm Làng Khảm Lâu Đời La Xuyên
- Công an vào cuộc vụ hình ảnh HH Kỳ Duyên bị lợi dụng quảng cáo sex
- Đặc sắc trống hội cà rùng ở Hải Hậu
- Tranh cãi phóng viên VTV “làm màu” khi đưa tin bão số 3 tại Nam Định
- Nam Định miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên UBND tỉnh
- Tự tin tham dự cuộc thi tiếng hát nhờ… khản tiếng
- Dược phẩm PQA với cuộc thi “Món ngon dành tặng một nửa thế giới”
- Đá quý, mâm đồng trong phiên chợ Viềng lúc nửa đêm
- Nam Định: Điều tra vụ anh trai say xỉn ra tay đâm tử vong em ruột
- Vụ con ruồi trong chai nước ngọt: Tuyên ông Minh 7 năm tù
- Món ngon Thành Nam nhắc đến là thèm