Đình Hưng Lộc được xây theo lối tiền chữ nhất hậu chữ đinh bao gồm Tiền tế, Trung đình và Chính tẩm (hậu cung). Hậu cung được trang trí bởi các mảng trang trí điêu khắc vô cùng sống động, hài hòa đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt, toát lên vẻ tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân đương thời.
Khác biệt nhất của đình so với các công trình thờ tự tín ngưỡng thường gặp là điêu khắc trên chất liệu gỗ mang đậm tính dân gian sâu sắc với nhiều đề tài phong phú thể hiện đời sống lao động, sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Như bức “Nam nữ tình tự”. Đây là cảnh sinh hoạt tự nhiên giữa nam và nữ khá táo bạo. Sự táo bạo thể hiên ở chỗ vào thế kỷ XVII khi đạo Nho đang thịnh thì bức điêu khắc trên được xem là sự đột phá vào quan điểm “Trọng nam khinh nữ”.
Sự táo bạo thể hiện ở chỗ các nghệ nhân dám chạm khắc đề tài ở trong cung cấm, đây là một nếp nghĩ phóng khoáng, vượt mọi rào cản, một phương pháp đấu tranh đặc biệt cho thấy nghệ thuật đã phản ánh một cách chân thực bức tranh xã hội đương thời, là tấm gương phản chiếu đời sống của người xưa.
Bảo Tháp Đại Bi thiết kế trong khuôn viên chùa Phúc Lộc nằm giữa 2 cây bồ đề cổ thụ.
Mặt chính của Bảo tháp quay về hướng Nam, trước mặt là hồ nước trong xanh hình chữ nhật, dưới hồ được thiết kế một thủy đình với pho tượng Đức Phật Di Lặc là biểu hiện cho Đức Phật trong tương lai.
Đây là ngôi Bảo tháp cao nhất tỉnh Nam Định tại thời điểm hiện nay. Công trình bao gồm phần tháp và 149 pho tượng Phật nặng từ 330kg đến 4 tấn bằng đồng đỏ nguyên chất.
Tháp có cấu trúc phía bên ngoài là hình bát giác, 8 cạnh bằng nhau, có 13 tầng với chiều cao 48m, tượng trưng cho 48 hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà ở nơi thế gian.
Điều đặc biệt của bảo tháp được thể hiện ở chỗ trên đỉnh tháp Bút Sen được đúc bằng đồng có chiều cao gần 3m.
Đường kính hơn 2m và trọng lượng gần 3 tấn được bài trí xá lợi Phật và ở 8 phương được gắn bởi 8 viên đá quí luôn luôn phản chiếu ánh sáng của chư Phật với pháp lực vô biên của bảo tháp hiện ra luôn rọi ánh hào quang của Phật pháp để ban phúc lành đến cho dân chúng.
Cho đến nay, công trình Bảo tháp Đại Bi đang bước vào giai đoạn nước rút hoàn thiện quan trọng nhất.
Dự kiến trong tháng 10 tới khánh thành, đây sẽ là công trình độc đáo, có ý nghĩa đặc biệt cả về kiến trúc cũng như giáo pháp trên con đường hoằng dương Phật pháp, vì lợi ích của mọi chúng sinh./.
(Ảnh trên: Đình Hưng Lộc; Giếng Ngọc tại Chùa Phúc Lộc; Nghệ thuật điêu khắc tại Đình Hưng Lộc)
Theo Đài Phat thanh và truyền hình Nam Định – Th.h Quỳnh Hương
- “Hot girl dao kéo” Nam Định đẹp lúng liếng với áo dài xuân
- Bùi Chu: Cập nhật ngày hội ngộ 1400 tay kèn
- Dạo quanh làng tơ Cổ Chất, Nam Định
- Nhà thờ đổ Hải Lý – Dấu ấn cuộc chiến chống nạn xâm thực
- “Lạc nhịp” trước vẻ đẹp của nữ giáo viên tiểu học Nam Định
- Chợ Viềng Nam Định năm có một phiên
- Lạ miệng với nem nắm Nam Định ở Hà Nội
-
Quán phở 12 năm bán “rẻ như cho” 5.000 đồng/bát – Mỗi ngày bán hơn 100kg bánh phở vẫn quyết không tăng giá
-
Nam Định: Đào, quất ‘chết yểu’ trước Tết âm lịch
-
Nhà thờ Giáo xứ Vĩnh Trị – Ý Yên – Nam Định
-
Nam Định: Xử phạt Công ty CP than Nam Vang 134 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường
-
Thơ mộng bãi biển Thịnh Long – Nam Định
-
Bão số 7 “nuốt” áp thấp nhiệt đới, miền Bắc sắp mưa to
-
Nam Định quyết chỉ tuyển công chức học trường công lập
-
Điện lực Nam Định thông tin về người đàn ông tử vong trong lúc sửa chữa điện
-
Nam Định:Gia đình bệnh nhi tử vong oán bệnh viện chậm chuyển tuyến
-
Nam Định: Phát hiện thi thể bé sơ sinh gần cầu Đò Quan, nghi bị mẹ vứt bỏ
-
Tìm hiểu món bún chả Nam Định – Món ăn phục vụ người dân Thành Nam từ thế kỷ XIX đến nay.
-
Nam Định: Xe máy mất lái khi đi tốc độ cao, 2 người thương vong
-
Bão số 3 giật cấp 10-11 đang hướng vào đất liền
-
5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam
-
Nam Định: Ăn tiết canh, 3 người mắc liên cầu lợn trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán