Đầu năm mới, mong muốn đi lễ, hành hương là phần không thể thiếu trong tâm niệm mỗi người Việt. Đến đây, không chỉ dừng lại ở việc cầu bình an và may mắn mà còn là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
1. Đền Hùng
Lễ hội chính của Đền Hùng (nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) là ngày 10.3 Âm lịch nhưng người dân đã đi lễ từ những ngày đầu năm mới. Nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước. Người dân đi lễ chùa không đơn thuần chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, bỏ lại những bộn bề cuộc sống ở phía sau để tận hưởng nơi tĩnh mịch, linh thiêng trong tiết trời mùa xuân.
2. Đền Bà Chúa Kho
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ngôi đền này đông đúc vào dịp là đầu năm và cuối năm.
Theo lưu truyền, Bà Chúa Kho có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Khi bà mất, nhà vua thương tiếc nên phong cho Bà là Phúc Thần và người dân lập đền thờ tưởng nhớ công lao của Bà. Từ đó, những người kinh doanh dâng lễ đến cửa Bà với mong muốn việc kinh doanh, buôn bán trong năm mới được suôn sẻ và nhiều may mắn.
3. Đền Trần
Ngày 14 tháng Giêng, Lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định) chính thức diễn ra. Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng.
Đây là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) với ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái, dân an; thiên hạ thái bình, thịnh trị; động viên mọi người bước vào năm mới mạnh khỏe, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.
4. Chùa Hương
Nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đặc biệt là những dịp đầu Xuân thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.
5. Yên Tử
Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân hàng năm. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Hàng năm không chỉ Phật tử mà hàng ngàn du khách đến đây dâng hương. Trên đường đi, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những ngôi chùa, ngọn tháp bên những con suối, rừng cây. Lên đỉnh núi tựa như chạm đến cổng trời. Khi trời quang mây tạnh, từ đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng biển miền Đông Bắc.
PV (TH) – laodong.vn
- Nhớ hoài bánh cuốn làng Kênh Nam Định
- Tổng hợp hình ảnh, video trung thu tại Nam Định 2017
- Nam Trực: Xuất lộ cây sanh Nam Điền cổ có giá 10 tỷ đồng
- Hải Hậu gìn giữ tinh hoa văn hoá trong các làng nghề truyền thống
- “Đi ăn cỗ, bạn có đem đồ thừa mang về không?” – câu hỏi khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa
- Quất lâm biển gọi 2016 chính thức khai trương
- Chàng thủ khoa khối A1 trường danh tiếng nhất Thành Nam
-
Nam Định: Cá chết nổi trắng một góc hồ Truyền Thống
-
Nhà Thờ Đổ Nam Định Qua Flycam
-
Độc đáo nghệ thuật múa Sơn Quân – Trực Ninh Nam Định
-
Hai bà bầu trong vụ đâm xe liên hoàn bị động thai
-
Thành Nam văn hiến trong văn hoá ẩm thực…
-
Nam Định kiểm tra chéo an toàn thực phẩm tại Lạng Sơn
-
Những con diều mang tên Thành Nam
-
Đề xuất làm cao tốc 12.500 tỷ đồng qua 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình
-
Không khí Giáng sinh tràn ngập các nhà thờ lớn ở Nam Định
-
Chùa Phi Lai Nam Định, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
-
Xác định danh tính thi thể mất đầu ở bờ biển Nam Định
-
Tiếp sức mùa thi tại Nam Định của SVCG Hạt Lạc Đạo Liễu Đề – Quỹ Nhất
-
Ý Yên: Xã, thôn đua nhau bán đất
-
Nam Định: Xử phạt Công ty CP than Nam Vang 134 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường
-
Nam Định: Nghi án Công an huyện dựng hiện trường giả, đánh người, ép nhận tội ?