Các công việc chuẩn bị cho ngày quốc tang, an táng Chủ tịch nước tại Kim Sơn, Ninh Bình đang được tiến hành.

Các thiết bị máy móc được điều động đến làm sạch hơn 1ha mặt bằng ở khu vực đối diện nhà riêng Chủ tịch nước để thi công khu an táng
Thông cáo đặc biệt về tang lễ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết lễ an táng Chủ tịch nước sẽ diễn ra từ 15 giờ 30 phút ngày 27/9 tại Nghĩa trang xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Tại quê nhà của Chủ tịch nước, người dân và chính quyền địa phương đang tích cực dọn dẹp đường sá, chỉnh trang chuẩn bị mặt bằng phía đối diện nhà riêng của ông ở xóm 13 để chuẩn bị các công việc cho ngày quốc tang.
Máy móc và thiết bị thi công được huy động để xây dựng khu an táng nằm gần sát quốc lộ 10. Một huyệt mộ khá sâu đã được hình thành.
Dọc các tuyến đường QL10 dẫn vào xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn cũng được dựng các cột treo để treo cờ. An ninh tại khu vực này được giám sát một cách chặt chẽ.

Thầy Lê Kim Toàn (bên trái) và thầy Vũ Xuân Sinh – Hiệu trưởng Trường THPT Kim Sơn B đau buồn khi nghe tin Chủ tịch nước từ trần
Trong căn nhà nhỏ nằm ven sông ở thôn Hồi Thuần, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, thầy Lê Kim Toàn (80 tuổi, trước đây là giáo viên chủ nhiệm cấp 3 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Trường THPT Kim Sơn B, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) nói với phóng viên “đây là mất mát lớn của quê hương Ninh Bình, của nhân dân, đất nước”.
Thầy Toàn nhớ lại, thời còn đi học, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người ham học, thông minh và có chí tiến thủ.
“Lớp tôi chủ nhiệm thời đó, Quang là người học giỏi, thông minh, dù gia đình rất nghèo nhưng lại ham học. Tôi tin sau này Quang sẽ có sự nghiệp lớn và niềm tin đã thành sự thật. Hôm nghe tin, tôi vô cùng quá bất ngờ, buồn lắm”, thầy Toàn rơm rớm nước mắt.
Thầy giáo Toàn là giáo viên dạy trực tiếp 6 anh của Chủ tịch nước. Nhà tuy nghèo nhưng tinh thần hiếu học của anh chị em Chủ tịch nước khiến thầy Toàn và bao nhiêu người quý mến.

Ảnh tư liệu khi Chủ tịch nước chụp ảnh gặp mặt lớp học khóa 1969-1972 mà thầy Toàn còn lưu giữ

Trường THPT Kim Sơn B- nơi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng theo học nay đã khang trang

Con đường nối QL10 vào xóm 13, xã Quang Thiện
Tiếp chuyện phóng viên, thầy Vũ Xuân Sinh, Hiệu trưởng trường THPT Kim Sơn B cho hay: “Năm 2014, Chủ tịch nước về đây thăm các thầy các cô dậy cấp 3 nhân dịp 20/11. Khi đó, thấy ngôi trường quá sập xệ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nên Chủ tịch nước đứng ra kêu gọi các nhà đầu tư chung tay xây lại ngôi trường mới”.
“Là thế hệ tiếp quản sau nhưng chúng tôi luôn tự hào về ngôi trường này, về quê hương Ninh Bình khi có một Chủ tịch nước kính yêu. Từ khi nghe tin Chủ tịch nước mất đột ngột, thầy và trò trường chúng tôi đều bất ngờ và không tin đó là sự thật. Chủ tịch đã cống hiến, làm việc cho đến hơi thở cuối cùng”, thầy Sinh xúc động.
“Nghe tin anh Quang từ trần, chúng tôi buồn quá. Ngày xưa chúng tôi là bạn bè lối xóm, cùng nhau đi học và chăn trâu cắt cỏ ngoài đồng. Tính tình anh rất giản dị, mộc mạc. Gần gũi ngay cả khi làm lãnh đạo, nên người dân quê nhà vẫn luôn quý mến”, ông Cao Hoàng Đản (SN 1955, ở gần nhà Chủ tịch nước) tâm sự.

Người dân đang quét dọn vệ sinh đường sá gần khu vực nhà riêng của Chủ tịch nước
Theo Phúc Tuấn (Báo Giao thông)
- Nam Định: Chuyện cựu Trưởng công an xã tay không bắt ba tên cướp
- Chuyển đổi sinh kế, góp phần bảo vệ Vườn quốc gia Xuân Thủy
- Bảo tàng Tỉnh Nam Định
- Hoa hậu Kỳ Duyên vẫn dành tình cảm cho bạn trai đại gia dù đã chia tay?
- Nam Định: 8X trồng hoa hồng các loại thu tiền tỷ mỗi năm
- Màn cầu hôn siêu lãng mạn của cô dâu ‘đeo vàng trĩu cổ’ ở Nam Định với chú rể khiến dân tình ghen tị
- Nam Định: Những Bí Ẩn Quanh Ngôi Chùa… Không Sư
-
Cuộc sống làng biển Thịnh Long Hải Hậu Nam Định
-
Nam Định: Du khách lo lắng về camera lắp đặt ở bãi biển Quất Lâm
-
Miền Bắc sắp có mưa, chấm dứt nắng nóng
-
Nói thêm về Dự án bệnh viện đa khoa 700 giường tại Nam Định
-
Cán bộ hưu chuyển hưởng BHYT cựu chiến binh thế nào?
-
Lịch cắt điện ở Nam Định ngày 11 và 12/12/2019
-
Có xẻ thịt cá voi dạt vào bở biển ở Nam Định, nhưng không ăn
-
Ý Yên: Huyện chấp thuận để xã bán đất trái thẩm quyền, dân không được cấp sổ đỏ
-
Nam Định: Vì sao huyện Giao Thủy cấm xe khách hoạt động trên địa bàn các xã?
-
Hé lộ rúng động đường dây ‘chạy’ chế độ chính sách ở Nam Định (1)
-
Làng nghề hoa lụa Báo Đáp
-
Phiên tòa xử vụ đánh bạc tại Giao Thủy có nhiều tình tiết mâu thuẫn
-
Huyện Nam Trực, Nam Định: Dân kêu cứu vì xưởng nấu dầu thải gây ô nhiễm
-
Bún Riêu Cua Nam Định
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 17/9 đến 20/9