Anh Trần Văn Tuân ở xóm 16, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã thành công với mô hình nuôi trai lấy ngọc. Nuôi trai lấy ngọc ví như nuôi con cả năm nằm lì dưới ao chỉ ăn bùn mà trai “nhả” ra 14.000 viên ngọc, anh Tuân bán thu lãi nửa tỷ đồng/năm.
Trước khi nuôi trai lấy ngọc, anh Tuân từng làm công nhân dệt may, thu nhập ổn định ở Hàn Quốc. Anh nuôi trai ngọc bắt đầu từ năm 2011 khi quyết định từ Hàn Quốc trở về quê lập nghiệp.
Liều nuôi trai ngọc-bất ngờ thành công
Từng làm công nhân ngành dệt, may với lương 15 – 20 triệu đồng/tháng bên Hàn Quốc. Công việc này không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, sau vài năm có thể xây nhà lầu, mua ô tô. Thế nhưng, chán cảnh làm thuê nơi xứ người, năm 2011, vợ chồng anh Trần Văn Tuân, xóm 16, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên (Nam Định) về nước lập nghiệp.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi tham quan mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, anh Tuân tâm sự: “Nhận thấy vùng đất bãi còn nhiều diện tích bỏ hoang, tôi làm hồ sơ lên xã xin thầu lại 1,5ha. Tôi đã đầu tư 1 tỷ đồng để đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn…”.
Nhưng thành công đến không hề dễ dàng như vợ chồng anh nghĩ. Năm ấy, vào đúng thời điểm mùa mưa bão, nước dâng ngập ao khiến 70% số cá bị thất thoát ra sông. Đến năm 2016, “cơn bão” giá lợn đã làm gia đình anh Tuân điêu đứng thêm một lần nữa.
Lọ mọ nơi chốn ao đầm, “đầu tắt, mặt tối” nhiều đêm anh Tuân ngồi tính, thu nhập chả được là bao. Không bỏ cuộc, hai vợ chồng ngồi lại bàn bạc với nhau, xem ao chuôm, chuồng trại thì nuôi con gì, khi đến mùa mưa bão mà không bị ảnh hưởng, thiệt hại.
Chia sẻ về ý tưởng nuôi con trai nhả ngọc này, anh Tuân cho biết, cuối năm 2016, trong một lần xem trên ti vi thấy mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình rất độc đáo. Hai vợ chồng quyết định khăn gói đến tìm hiểu, học hỏi nghề nuôi trai ngọc…
Trở về sau gần 1 năm đi học nghề nuôi trai lấy ngọc, anh Tuân đầu tư thêm gần 100 triệu đồng mua máy móc, cải tạo chuồng nuôi lợn thành bể ươm nuôi thả hơn 7.000 con trai. Anh còn cải tạo ao nuôi cá thành ao nuôi trai ngọc.
“Đến cuối năm 2019, tôi đã thu được mẻ ngọc trai đầu tiên với 2.000 viên. Nhưng do kinh nghiệm nuôi trai ngọc còn ít ỏi, kỹ thuật cấy ngọc chưa thành thục, nên lứa đầu tiên này cho màu ngọc không đẹp, tỷ lệ cấy ngọc thành công chỉ đạt 30%.” – anh Tuân nhớ lại.
Anh Tuân chia sẻ, khi trực tiếp bắt tay vào nuôi trai lấy ngọc thì mới thấy hết được những khó khăn, vất vả của nghề này. Anh bảo: “Càng nuôi càng thấy vỡ ra nhiều điều”.
Theo đó, để thành công với mô hình nuôi trai lấy ngọc, anh Tuân đã phải giải quyết các vấn đề như môi trường nước, chất lượng trai giống phải được đảm bảo rồi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của con trai.
Anh Tuân cho biết, lứa nuôi trai lấy ngọc đầu tiên chưa mang lại được kỳ vọng như mong muốn. Để giải quyết vấn đề này, anh đã lên mạng Internet nghiên cứu thêm nhiều tài liệu để nâng cao kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc và cách cấy ghép nhân ngọc trai…
Với bản tính kiên trì, không ngừng học hỏi, đến nay, qua theo dõi, đánh giá, số lượng trai nuôi lấy ngọc trong ao của anh Tuân đã cho chất lượng hạt ngọc đẹp tăng lên, tỷ lệ trai đậu ngọc lên đến 60 – 70%.
Từ kết quả này, anh Tuân đã mạnh dan mở rộng quy mô nuôi trai lấy ngọc. Hiện, anh có khoảng 20.000 con trai nước ngọt được nuôi theo hình thức gối vụ.
Con trai chỉ ăn bùn mà nhà ngọc quý
Hiện nay, toàn bộ diện tích nuôi trai lấy ngọc của gia đình anh Tuân đều được nuôi theo phương thức treo phao và thả đáy.
Theo anh Tuân, với phương thức nuôi treo phao, trai được đựng cố định trong túi lưới, cách làm này giúp trai không bị lệch nên hạt ngọc tròn, đẹp, đồng thời tảo và các sinh vật phù du sẽ bám vào lưới nhiều hơn, tạo thức ăn đa dạng cho trai.
“Nguồn thức ăn chính của trai là tảo. Trong ao tôi nuôi thêm cá truyền thống như cá trắm, chép, mè…Đây là cách nuôi kết hợp, cá có nhiệm vụ khoắng nước dưới ao giúp tảo bám vào thành túi, cung cấp thức ăn cho trai. Như vậy, nếu có hao hụt 30 – 50% giống trai thì vẫn có lời”, anh Tuân chia sẻ.
Cũng theo anh Tuân, lựa chọn trai giống là khâu vô cùng quan trọng, phải chọn những con trai đen cánh, dày, không bị dị tật, hình dáng cân đối, sinh trưởng và phát triển bình thường. Đặc biệt là đã được “ngọt hóa” để tiết kiệm chi phí và thời gian nuôi.
Sau khi chọn giống, trai được thả vào ao và được thuần hóa trong nước từ 10 – 20 ngày, sau đó được đưa vào bể dưỡng 2 – 3 ngày để trai nhả bùn.
Với kinh nghiệm nuôi trai lấy ngọc của mình, anh Tuân cho biết, với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, thời điểm thích hợp cho ngọc chất lượng tốt, thường phải mất 18 – 24 tháng. Hơn nữa, trai là giống không chịu được nóng nên thường xuyên phải thay nước vào mùa hè.
Chia sẻ về phương pháp cấy ngọc trai, anh Tuân cho hay, cấy ngọc phải trải qua 2 công đoạn, đó là cắt tế bào và cấy ghép. Hai công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và chính xác đến từng chi tiết.
“Kỹ thuật cấy ngọc trai được thực hiện rất cẩn thận, trai phải được rửa sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn, điều này sẽ giúp tỷ lệ trai ngậm nhân cao. Quá trình cắt ghép ngọc diễn ra trong 6 tháng từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau” – anh Tuân nói.
Chia sẻ về nghề nuôi trai lấy ngọc, anh Tuân cho rằng, vốn đầu tư ban đầu bỏ ra ít nhưng giá trị kinh tế mang lại cao gấp 3 – 5 lần so với chăn nuôi lợn, gà. Ngoài ra, thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi, vỏ trai bán cho các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
Để phát triển nghề nuôi trai lấy ngọc, hiện nay anh Tuân còn liên kết với 3 hộ ở huyện Xuân Trường (Nam Định), thành phố Hội An (Quảng Nam) và tỉnh Sơn La để chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật, hợp tác tìm đầu ra cho sản phẩm.
Theo anh Tuân tiết lộ, với hình thức nuôi trai gối vụ, mỗi năm sẽ cho thu hoạch khoảng 14.000 nghìn viên ngọc, gồm các màu: tím, hồng ngọc, hồng. Sản phẩm ngọc trai được xuất bán chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Giá ngọc trai bán thị trường được phân thành nhiều loại, giá 1 viên ngọc trai ở mức trung bình 200.000 – 500.000 đồng/; đối với loại to và đẹp có giá lên đến hơn 1 triệu đồng/viên. Sau trừ tất cả chi phí, anh thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
- “Đi ăn cỗ, bạn có đem đồ thừa mang về không?” – câu hỏi khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa
- Bánh cuốn làng Kênh Nam Định
- Nghĩa Hưng: Lận đận những đứa trẻ mưu sinh trên biển
- Cách ăn nói của người Nam Định ?
- Đền Thánh Báo Đáp – Giáo Phận Bùi Chu
- “8 ngày tri ân” giảm giá tour tết tại Du lịch Việt.
- Gạo Tám Hải Hậu và câu chuyện thương hiệu gạo Việt
- Ông chủ đánh đập nhóm nữ phục vụ quán karaoke vì làm thêm giờ
- Vụ bé trai 4 tuổi bị trói, cột vào cửa sổ: ‘2 cô giáo một mực kêu oan, cho rằng có người cố ý hãm hại’
- Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo (Nam Định) được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt
- Bạn gái mang bầu 4 tuần nhảy cầu tự tử, thanh niên quê Nam Định gào khóc đòi nhảy theo
- Nam Định thuộc Top 10 tỉnh thành có điểm trung bình môn tự nhiên cao nhất
- Đường vào chợ Viềng tắc “kỷ lục” dài hàng km
- Nhà thờ Giáo họ Long Cù – Nam Trực Nam Định
- Ốc nóng chiều đông
- Giao Thủy: Nghi án thanh niên bị đánh chết rồi dựng hiện trường giả tại Giao Thủy, Nam Định
- Bà nội khai đánh rơi khiến cháu 20 ngày tuổi thiệt mạng
- Câu chuyện 7 đời làm nghề đi qua 2 thế kỷ của kẹo Sìu Châu nổi tiếng xứ Thành Nam
- Chuyện thật như đùa ở Nam Định: Người sống nhận lương hưu của người chết suốt 5 năm
- Nguyên Phó giám đốc Petroland bị Bộ công an truy nã là ai?
- Sứa ăn liền – hướng đi mới của người dân Nam Định
- Nam Định: Khốn đốn vì người quen vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn?