Với bề dày lịch sử gần 900 năm, làng nghề đúc đồng tại thị trấn Lâm (Ý Yên, Nam Định) đã tạo ra nhiều thế hệ nghệ nhân và thợ đúc tài hoa cùng với những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, trong đó phải kể tới pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” nức tiếng cả nước.
Nhắc đến Ý Yên (Nam Định), nhiều người nghĩ ngay đến những làng nghề có bề dày truyền thống, trong đó không thể thiếu làng nghề đúc đồng Vạn Điểm. Đây là làng nghề có bề dày lịch sử hàng trăm năm với rất nhiều những sản phẩm tinh xảo được tạo ra như: Lư hương, đỉnh trầm, nồi, chảo, mâm, tượng phật…
Ngày nay khi được lĩnh hội những kinh nghiệm của ông cha để lại qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã biết áp dụng khéo léo khoa học kĩ thuật và đôi bàn tay tài hoa để tạo nên những sản phẩm lớn, độ chính xác cao và phức tạp.
Ngoài ra, người thợ nơi đây luôn tự hào khi nhắc tới những pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương”được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau. “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” là hình ảnh của một vị anh hùng dân tộc được nhân dân rất khâm phục và kính trọng.
Muốn tạo ra một pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” người thợ phải trải qua rất nhiều những công đoạn đòi hỏi sự kỳ công cũng như chính xác đến từng đường nét, từ việc chọn đất, làm đất đến in khuôn.
Công việc nào cũng đòi hỏi sự vất vả, đòi hỏi kỹ thuật cao từ đôi bàn tay người thợ. Theo những thợ nghề lâu năm tại đây, để tạo ra một pho tượng, cần trải qua tất cả là 4 bước. Bước thứ nhất là làm khuôn, bước thứ hai là đánh sáng, bước thứ ba là khảm tam khí và bước cuối cùng đó là làm màu.
Ngay từ bước đầu tiên là làm khuôn, người thợ phải chuẩn bị 2 loại đất: đất tạo nét – đó là đất sét vàng trộn với chấu đã được đốt và nghiền nhuyễn giúp giữ những đường nét cho pho tượng.
Loại đất thứ 2 đó là đất sét vàng trộn với chấu sống để tạo độ dẻo đắp bên ngoài lớp đất tạo nét. Sau hai lớp đất đó là một lớp sắt để chia khuôn thành hai mảng riêng biệt, nó được uốn theo các đường nét của pho tượng, nó giống như sương sống để giữ cho các đường nét được chính xác.
Sau cùng là lớp đất sét vàng đắp bên ngoài để giữ những cây sắt đó nằm chặt bên trong khuôn. Khi hoàn thiện xong khuôn người thợ đem đi phơi nắng, đợi cho khô sau đó kiểm tra kĩ lưỡng những chỗ nào cần khắc phục rồi mới đem đi đốt khuôn cho tới khi nóng đỏ nhưng vẫn phải giữ được những đường nét và độ dẻo bên trong của khuôn.Điều đó đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như kinh nghiệm của những người thợ lâu năm nơi đây. Được biết để tạo ra một pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” trải qua bao nhiêu bước làm thì phải trải qua bấy nhiêu người thợ. Nghĩa là mỗi người thợ làm một bước chứ một người thì không thể tạo nên một pho tượng hoàn chỉnh.
Sau các công đoạn trên người thợ nấu đồng và đổ vào khuôn, theo kinh nghiệm thì luôn luôn phải đổ theo chiều hướng từ dưới lên trên để cho đồng được đều. Nguyên liệu sử dụng để đúc tượng “Hưng Đạo Đại Vương” là loại đồng đỏ.
Theo anh Phạm Văn Định, để tạo được một khuôn mặt có hồn, mang khí phách của một người anh hùng nhưng trong đó lại chất chứa vẻ bao dung độ lượng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao bên cạnh đó phải có cái tâm sáng, vững vàng và đức độ với nghề mới có thể làm được. “Tất cả những điều đó tạo nên sự khác biệt, độc đáo của làng nghề đúc tượng “Hưng Đạo Đại Vương” ở Ý Yên”.
Theo một số người thợ chia sẻ để làm xong một pho tượng hoàn chỉnh với những đường nét tinh xảo, sắc nét có thể bày bán thì phải trải qua khoảng 10 ngày vì trong tất cả các khâu đều đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận.
Nhưng dù có làm như thế nào đi chăng nữa vẫn phải nổi bật lên khí phách của một người anh hùng trên những pho tượng cũng như phải giữ được nguyên dạng, tính chất của đồng. Để làm màu cho những pho tượng, người thợ đun sôi dung dịch sunfat đồng theo tỷ lệ màu mà khách yêu cầu rồi “tắm” cho tượng.
Sau khi “tắm” thì màu đồng của tượng sẽ tối đi và những đường nét khảm tam khí sẽ được sáng lên. Khi lớp làm màu đã khô, các nghệ nhân phủ một lớp nhũ bóng cuối cùng lên tượng để tránh vân tay cũng như tránh bay mất mầu khi trưng bày cũng như khi động vào nhiều.
Để tạo được một khuôn mặt có hồn, mang khí phách của một người anh hùng nhưng trong đó lại chất chứa vẻ bao dung độ lượng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao bên cạnh đó phải có cái tâm sáng, vững vàng và đức độ với nghề mới có thể làm được
Ông Dương Bá Tuyên, một người thợ với thâm niên chuyên làm “nguội” những pho tượng “Hưng Đạo Đại Vương” cho cả làng nghề đúc chia sẻ: “Riêng tượng Hưng Đạo Đại Vương ở đây sản xuất quanh năm nhưng chủ yếu đông nhất vẫn là thời điểm đầu năm và cuối năm.
Tượng được phân phối rộng khắp cả nước và được suất đi cả nước ngoài. Mỗi sản phẩm chính là sự tâm huyết và lòng nhiệt thành từ đôi bàn tay người thợ làng Vạn Điểm tạo nên. Đi đâu người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra đây là tượng được đúc ở Ý Yên bởi sự độc đáo khó lẫn vào các sản phẩm của nơi khác làm.”
(Theo Dân Trí)
- Bình minh trên nhà thờ đổ Nam Định
- Nam Định: Cái kết có hậu của cô gái vay tiền phẫu thuật cho bạn trai ‘mặt lưỡi liềm’
- Nhà Thờ Đổ Hải Lý – Có Thể Bạn Chưa Biết
- Nam Định: Thợ chụp ảnh đắt khách trong mùa cưới
- Cách làm nem chạo gói lá sung và nem nắm thơm ngon tại nhà
- Chùa Sùng Nghiêm Nam Định
- Hương thơm mắm cáy Hoành Nha – Nam Định
- Gã “thư sinh” Nam Định khiến trùm Năm Cam câm lặng, phải nhượng đất cắt phần
- Bí thư Tỉnh đoàn Nam Định được phân công làm Bí thư huyện uỷ
- Khám phá cảnh đẹp Nam Định qua camera VOV Giao thông Quốc gia
- Miền Bắc sắp có mưa, chấm dứt nắng nóng
- Các rạp chiếu phim, kịch tại Thành Phố Nam Định
- Lễ rước nước, tế cá tại hội đền Trần Nam Định 2017
- Kẹo Sìu Châu Nam Định – Xuân có kẹo Sìu Xuân đượm sắc
- Bộ trưởng GTVT phê bình ngành đường sắt, Nam Định lại xảy ra tai nạn 4 người thương vong
- Nam Định: Nông dân tranh thủ ‘vớt vát’ lúa mùa
- Bảo tàng Nam Định nơi tiếp nhận nhiều cổ vật có giá trị
- Cách làm phở bò Nam Định thơm ngon, hấp dẫn nhất tại nhà
- Bao giờ ông Sỹ hết vận đen?
- Hé lộ về đại gia Nam Định sở hữu trạm thu phí Tasco Quảng Bình
- Bình minh trên nhà thờ đổ Nam Định
- Những hình ảnh mới nhất vụ tai nạn tàu tại Núi Gôi (Nam Định) sáng nay