Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định(nơi có 3 làng nghề chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù).
Không chỉ Nam Trực mà ở Nghĩa Hưng cũng làm bánh phở. Bốn làng phở xứ Nam liền khoảnh xuôi dòng Ninh Cơ. Đến đó hỏi họ Cồ, họ Vũ… ai ai cũng biết.

Một tô phở bò Nam Định đúng chất về màu sắc và hương vị
Nơi đây được coi là thuỷ tổ của nghề phở. Ở đây là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò. Ngày xưa làm bánh phở phải chọn thứ gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước, để cho hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá. Có như thế bột mới trắng, mới dai, đem tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi cho chín nục. Thời đó ngay chọn gạo để làm bánh phở cũng chỉ đích danh thứ gạo tấm vì hạt gạo gãy 2/3, làm rất dai, trắng và thơm nục.
Còn thịt bò để làm phở là súc thịt lấy từ con bò trưởng thành, nặng khoảng 3- 4 tạ/con. Loại ấy xả thị chỉ còn khoảng 2,5 tạ thịt, xương cốt mới cho được thứ nước ngọt của tuỷ, ngọt cốt, ngọt tịnh chứ không phải ngọt của mì chính …Muốn có nồi nước dùng trong luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng, vì thế không có váng và trong veo.Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu.

Phở bò đã theo chân người dân Nam Định đi khắp mọi miền đất nước và trở nên nổi tiếng. Ảnh: vtv
Đặc biệt cần lưu ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Mà nước mắm phải là loại thơm ngon để giữ được độ trong của nước phở. Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt. Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô….Ngay cả luộc thịt cũng là một “nghệ thuật” không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi sống và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bät nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát. Thịt chín rồi thì không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở.
Ở xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm lên thương hiệu phở gia truyền Nam Định.
Trung tâm TTXTDL Nam Định
- Những bãi biển tuyệt đẹp ít người biết tới ở Việt Nam
- Nữ sinh Nam Định trở thành thủ khoa đầu tiên ngành Công trình
- Khẳng định ‘mặt khác nhờ thần thái’, cộng đồng mạng gọi Kỳ Duyên là ‘Hoa hậu nói dối’
- Hờn đỏ mắt với 3 con giáp đã giàu lại càng giàu thêm, tài lộc vượng phát nhất năm 2018
- Hành trình từ “gà mờ” tới nam vương nổi tiếng ĐH Ngoại thương của 9x Nam Định
- Chùa Keo – quê hương tôi..
- Làm giàu ở nông thôn: Rắc muối “thả thính” cá bớp “bốn mắt”, thu trăm triệu/năm
-
Nam Định và Hải Dương cuối tuần này, đừng quên cuộc hẹn tại Lễ hội Bia Hà Nội 2019
-
Điện lực Nam Định thông tin về người đàn ông tử vong trong lúc sửa chữa điện
-
Nam Định: Khởi tố đối tượng 17 tuổi đâm chết người vì ghen
-
Xôi chiên làm nhanh, vị mới lạ
-
Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Kỷ Hợi(Nam Định): Cán bộ “ném tiền, cướp lộc” sẽ bị phê bình
-
Tin bão số 1 mới nhất: Nam Định khẩn trương “đón” bão
-
Độc đáo cây cầu ngói 500 năm tuổi hình rồng bay
-
Ông chủ đánh đập nhóm nữ phục vụ quán karaoke vì làm thêm giờ
-
Tên gọi kẹo Sìu Châu bắt nguồn từ đâu?
-
Hình ảnh chồng bế 2 con nhỏ từ Nam Định lên Hà Nội, lang thang tìm vợ bỏ nhà ra đi gây xôn xao MXH
-
Bị cướp điện thoại từ thói quen để ở túi quần sau
-
Nam Định: Xét xử 2 đối tượng dùng súng quân dụng giết người
-
Lễ Thánh Đaminh, ngày hội của ân sủng
-
Nam Định: Vợ chồng cán bộ ôm tiền tỷ bỏ trốn, dân kêu trời oán thán
-
Miền Bắc đón không khí lạnh, trời chuyển rét