Sốt, rơi vào hôn mê được chẩn đoán là viêm mãng não do liên cầu khuẩn lợn nhưng may mắn anh Nguyễn Đức T. (Yên Bằng, Ý Yên, Nam Định) đã thoát án cửa tử trong gang tấc.
Đang điều trị các di chứng của viêm màng não do liên cầu khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiêp cơ sở II, bệnh nhân Nguyễn Đức T. (1973, Yên Bằng, Ý Yên, Nam Định) cho biết: “Thật sự tôi gia đình mình vẫn còn phúc lớn khi thoát khỏi cửa tử của liên cầu khuẩn lợn”.

Bác sĩ Phạm Đình Tuần thăm khám cho bệnh nhân T. Ảnh: Đỗ Thơm
Trước lúc vào đây, anh T. luôn trong tình trạng chuếnh choáng, không thể lái tự xe hay vận động bình thường được, mắt phản xạ sáng tối (-), mắt phải giảm thị lực nặng. Sau một thời gian điều trị tại viện, anh T. đã không còn đau đầu và có thể ra viện vào cuối tuần này.
Anh T. kể lại: “Cách đây 3 hơn 3 tháng, tôi đã rơi hôn mê và được gia đình đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện 103. Hôm đó, tôi đang đi theo xe lấy hàng tại Nghệ An thì bắt đầu thấy cơ thể bị sốt. Lúc đó, tôi cũng chỉ nghĩ là mình bị cảm sốt nên tạt vào hiệu thuốc ven đường mua thuốc uống. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc, cơ thể tôi không hề bớt sốt. Bất ngờ, tôi rơi vào mê man. Theo như gia đình tôi kể lại, tôi đã rơi vào trạng thái li bì gần 7 tiếng”.
“Sau thăm khám, gia đình tôi được bác sỹ thông báo là tôi bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn. Bác sĩ bảo, tôi chỉ vào viện chậm 3 tiếng thì chắc chắn không thể cứu được”, anh T. gấp gáp kể.
Phân trần cho nguyên nhân mắc liên cầu khuẩn lợn, anh T. nói: “Hôm 17 tháng trước, gia đình tôi có giỗ họ. Tôi đã ăn tiết canh lợn nhà nuôi và đến hôm 20 thì bắt đầu có các triệu chứng của bệnh. Các bác sĩ nếu chỉ cấp cứu chậm vài tiếng tỷ lệ tử vong là rất cao. Lúc đó tôi mới thấy mình thật may mắn. Giờ, tôi không bao giờ dám ăn lại món tử thần đó nữa”, anh T. vừa mừng, vừa sợ hãi nói.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, bác sĩ Phạm Đình Tuần, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cơ sở II, chia sẻ: “Các phương tiện truyền thông, ngành y tế đã nói rất nhiều về sự nguy hiểm khi sử dụng các thực phẩm tái sống như tiết canh, nem chua nếu lợn mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn. Tuy nhiên, các bợm nhậu đúng là chưa thấy quan tài chưa rơi lệ. Bệnh nhân T. vào đây điều trị di chứng của viêm mãng não do liên cầu khuẩn lợn với các ổ phù não.
Ngoài ra, qua thăm khám, bệnh nhân này mắc toàn “bệnh của nhậu” như áp huyết cao, mỡ nhiễm máu, gout. Sau một thời gian điều trị tại viện, bệnh nhân đã hết các di chứng của bệnh viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn gây ra. Trường hợp này là vô cùng may mắn. Đây cũng là câu chuyện cảnh báo cho những ai còn luyến tiếc chưa từ bỏ các món được xem là khoái khẩu này”.
Cũng theo bác sĩ Tuần, ngoài các món như nem chua, tiết canh lợn thì thói quen ăn rau sống cũng có thể dẫn đến nhiễm ấu trùng sán lá nhỏ ở gan và não vô cùng nguy hiểm.
Đỗ Thơm – Nguoiduatin.vn
- Bánh mỳ Ba Lan – Món ăn dân dã Thành Nam
- Chàng thủ khoa khối A1 trường danh tiếng nhất Thành Nam
- Nam Định: Đặc Sắc Làng nghề nón lá Nghĩa Châu
- Khám phá tính cách của 12 con giáp trong tình yêu
- Hoa hậu Kỳ Duyên mặc trang phục dân tộc Thái nhảy sạp
- Những địa điểm du lịch nhân dịp 2-9 tại Nam Định
- Đền Giáp Ba Nam Trực Nam Định
-
Nam Định, Thái Bình phòng chống bão từ xa
-
Nam Định: Thị trường đồ chơi Trung thu vẫn còn nhiều bất ổn
-
Món ngon Thành Nam nhắc đến là thèm
-
Nam Định: Những chuyện kỳ lạ ở một ngôi chùa
-
Toàn Cảnh Quê Hương Nam Định
-
Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
-
Nóng – Danh tính 6 nghi phạm truy sát người đàn ông đang chở con nhỏ 20 tháng tuổi
-
Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định
-
Nam Định: Nhộn nhịp Hội chợ Xuân Liễu Đề
-
Thương binh bị hàm oan vì xét duyệt chế độ tắc trách
-
Đình chùa Đan Phượng xã Giao Yến Giao Thủy Nam Định
-
Biết mấy tự hào, Hải Hậu quê hương
-
Đặc sản thôn quê Nam Định: Gạo Tám xoan Hải Hậu chính hiệu
-
Nam Định: Đâm vào xe ba gác chở luồng, người đàn ông tử vong thương tâm
-
Bão số 1 càn quét: Thổi bay hàng ngàn tỷ, 2 người chết