Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ Đức Thánh Cha và tục thờ Mẫu, nghệ thuật hát văn gắn liền với nghi thức hầu bóng, lên đồng trong những lễ hội lớn của Nam Định.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các đền, phủ thờ Mẫu, thờ Đức thánh Trần tại Nam Định lại tưng bừng tiếng đàn, nhịp phách với những giai điệu hát văn ngọt ngào, sâu lắng. Trải qua bao thăng trầm, nghệ thuật hát văn vẫn duy trì, phát huy được những nét tinh hoa trong thực hành nghi lễ chầu văn của người Nam Định.
Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ Đức Thánh Cha và tục thờ Mẫu, nghệ thuật hát văn gắn liền với nghi thức hầu bóng, lên đồng trong những lễ hội lớn của Nam Định. Các điệu hát văn thường kể lại sự tích, ca ngợi các vị thánh, những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của các vị anh hùng được nhân dân tôn thờ. Do đó, có thể ví hát văn như một dạng kể sử thi của người Việt.

Hát văn – Di sản văn hóa của người Việt (Ảnh: Hồng Bắc)
Không chỉ đặc sắc, ý nghĩa về nội dung ca từ, nghệ thuật chầu văn Nam Định còn đa dạng hình thức biểu hiện như: Hát thờ, hát cửa đền, hát hầu đồng và hát thi. Trong đó, Hát thờ thường vào những ngày lễ tiết, tiệc thánh và hát trước khi vào các giá văn lên đồng. Còn hát cửa đền lại thường diễn ra tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, lễ hội. Hát hầu được sử dụng trong nghi lễ chầu văn hầu bóng theo tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ.
Theo NSƯT Bích Thục thì hát văn Nam Định có một phong cách riêng, đó là lối hát thiên về chất giọng hoang sơ, thô mộc, giản dị, đúng theo lề lối cổ: “Khi mình dằn, mình nhấn, từ những chữ a, â rồi đến bắc cầu sang í, i, có cái nẩy khác, những hơi hạt khác và có độ dung, ngân. “Về đây em cấy, anh trồng vòng ngô, bãi lạc nương bông, nầy mầm 3 mùa” của Nam Định là hát như vậy. Nhưng có những nơi họ hát phóng khoáng hơn mà họ cho mình hát như vậy kỹ quá”.
Xem chi tiết tại đây:
Hầu hết các giá văn cổ được lưu truyền trong dân gian ở thể thơ lục bát, song thất lục bát. Làn điệu của hát văn phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm như Bỉ, Miễu, Phú, Vãn, Dọc, Cờn, Dồn… Tùy theo từng lễ hội mà các nghệ sĩ Nam Định sử dụng lối hát cho phù hợp. Chẳng hạn, lối hát Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, để hát trước khi vào một bản văn thờ hoặc văn thi. Còn Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các nữ thần…
Gần 50 năm trải lòng qua những điệu hát văn ngọt ngào, cung văn Nguyễn Văn Thanh cho biết, từ những bài văn cổ, các nghệ sĩ Nam Định đã dàn dựng, phát triển được 15 giá hầu đồng. Mỗi điệu chầu văn đòi hỏi một kỹ thuật riêng nhưng điểm chung của hát văn là thường sử dụng đảo phách tạo nên không khí kỳ bí, linh thiêng: “Hát câu văn là phải hát làm sao cho người hầu có cảm giác là có thánh, câu văn cất lên phải linh thiêng thì người hầu mới cảm nhận và hầu nghiêm trang được về việc thánh, việc mẫu. Tiết tấu và lời hát làm sao hát cho óng chuốt, người ta nghe thấm thía”.
Ngoài hát văn hầu thánh, gắn liền với không gian biểu diễn trước điện thờ, ở Nam Định, không gian biểu diễn của hát văn được mở rộng. Hát văn có thể tách rời hầu bóng, trở thành loại hình biểu diễn độc lập, xuất hiện trên những sân khấu lớn hoặc những sinh hoạt cộng đồng khác. Vì thế, lời văn cũng được sáng tác mới cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu thưởng thức của người dân. Có thể là những bài ca ngợi về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi mùa xuân, vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đó là sức sống mới của loại hình nghệ thuật hát văn trong cuộc sống hiện nay.
Đầu xuân trẩy hội Phủ Dầy – trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, cũng là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động nghi lễ chầu văn tiêu biểu của Nam Định, du khách sẽ được thưởng thức những giai điệu lắng đọng, cảm nhận những nét tinh hoa của nghệ thuật hát văn, một di sản văn hóa tâm linh của dân tộc.
Theo: Hồng Bắc – VOV
- Chợ Viềng – Tại sao lại có cái tên “Viềng”?
- Lạ mắt với bộ kỷ yếu sặc mùi hắc ám của học sinh THPT Tống Văn Trân Nam Định
- Những bãi biển tuyệt đẹp ít người biết tới ở Việt Nam
- Nhà thờ Giáo họ Long Cù – Nam Trực Nam Định
- Nam Định và những địa điểm du lịch không thể bỏ qua trong dịp Tết Dương lịch 2018
- Nam Định: 8X trồng hoa hồng các loại thu tiền tỷ mỗi năm
- Nam ca sĩ hai lần hát trong đám cưới “khủng” 100 cây vàng ở Nam Định là ai?
-
Cột điện đổ hàng loạt tại Nam Định: Chẳng ai nhận trách nhiệm?!
-
Nam Định: Sản phẩm và đồ chơi truyền thống Tết Trung thu vẫn lên ngôi
-
Mua pháo mừng đội tuyển, chưa kịp đốt đã đi tù
-
Làm bánh xíu páo công phu và vất vả
-
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp đại biểu người có công tỉnh Nam Định
-
Clip: Tài xế trong vụ tai nạn ở Nam Định được minh oan nhờ camera an ninh
-
Bão số 3: Nam Định, Thái Bình khẩn trương phòng, chống bão
-
Nam Định: Đặc Sắc Làng nghề nón lá Nghĩa Châu
-
CLIP: “Rợn người” tay không bắt 15 con rắn cạp nong ở Nam Định
-
Giao Thuỷ phát triển phong trào thể dục thể thao
-
Nam Định: Nhức nhối nạn xe dù, bến cóc tại huyện Hải Hậu
-
Chùa Phi Lai Nam Định, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
-
Tặng 150 triệu đồng, lội bùn trong vùng lũ, Kỳ Duyên vẫn bị chê ‘làm màu’
-
Công an vào cuộc vụ hình ảnh HH Kỳ Duyên bị lợi dụng quảng cáo sex
-
Nam Định: Phát hiện thi thể nam thanh niên nổi trên sông giữa cánh đồng vắng